“Biến số” Covid-19 và cơ hội để định hình lại nền kinh tế
Phải đưa ra các nguyên tắc phân bổ nguồn lực phù hợp, hiệu quả hơn. Ảnh: ST |
Phân bổ nguồn lực
Đánh giá về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, TS. Đặng Thị Thu Hoài, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM) cho rằng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến năm 2020, dự kiến 16 trong số 23 mục tiêu lớn được giao tại Nghị quyết 27 năm 2017 của Chính phủ hoàn thành và có khả năng hoàn thành (chiếm gần 70%). Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra, góp phần tạo được bước tiến thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế vẫn còn tồn tại, hạn chế. Việc cơ cấu lại nền kinh tế trong cả giai đoạn 2011 - 2020 đã không đạt được những mục tiêu có tính chất quyết định để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình, tiến lên nấc thang cao hơn trong quá trình phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa thấp, kinh tế tư nhân còn yếu. Đối với doanh nghiệp nhà nước, mục tiêu nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, kế hoạch cổ phần hoá chưa hoàn thành. Quá trình tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, đặc biệt về tài chính. Quy mô, năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng còn hạn chế, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém chưa được triển khai dứt điểm, nợ xấu tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Những yếu kém nội tại đó càng bộc lộ trầm trọng hơn khi bùng phát đại dịch Covid-19, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều dự báo cho thấy kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc và chuyển sang trạng thái mới, trật tự mới thời kỳ hậu Covid-19. Thách thức của giai đoạn tới không chỉ là khắc phục triệt để những hạn chế, tồn tại từ mô hình tăng trưởng trước đây mà còn phải đề xuất con đường mới trước những tác động của Covid-19.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế kém hiệu quả chính là hệ thống phân bổ nguồn lực phi thị trường, không dựa vào yếu tố hiệu quả và đây là vấn đề cần được phân tích sâu hơn để có giải pháp phù hợp. Theo một nghiên cứu trước đó của CIEM, những ngành đóng góp cho GDP nhiều nhất không phải là những ngành được đầu tư nhiều nhất. Việc phân bổ nguồn lực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hay địa phương hầu như không dựa vào mức độ phát triển hay hiệu quả mà chủ yếu dựa vào các yếu tố mang nặng tính hành chính.
“Chính vì vậy, việc phân bổ nguồn lực là trọng tâm cốt lõi của tái cơ cấu nền kinh tế. Và để giải quyết vấn đề hiệu quả của nền kinh tế trong giai đoạn tới, không nhất thiết phân chia kịch bản tái cơ cấu theo ngành hay lĩnh vực mà chỉ cần xây dựng cơ chế phân bổ hiệu quả và từ đó để thị trường dẫn dắt”, ông Cung nhấn mạnh.
Thúc đẩy ba yếu tố trọng yếu
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giai đoạn này chính là thời cơ có tính chất quyết định để Việt Nam hiện thực hóa khát vọng trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, và tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm khắc phục triệt để những yếu kém nội tại, đi đôi với giải quyết hàng loạt các vấn đề mới phát sinh.
Ðồng thời tập trung nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực thông qua phát triển đồng bộ các loại thị trường kết hợp với tận dụng khai thác các cơ hội của công nghệ số, khuyến khích đổi mới sáng tạo. Trong đó, những kết quả của quá trình triển khai cơ cấu lại kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng đã triển khai trước đây là tiền đề quan trọng để 5 năm tới có thể tập trung phát triển đồng bộ hơn các loại thị trường. Từ đó, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, tái cơ cấu cũng chính là nguyên tắc tái phân bổ nguồn lực, là cách lựa chọn ưu tiên đầu tư vào đâu, sắp xếp thứ tự ưu tiên thế nào. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế sau đại dịch, cách thức sản xuất và tiêu dùng sẽ có những thay đổi đáng kể, từ đó đòi hỏi phải đưa ra các nguyên tắc phân bổ nguồn lực phù hợp, hiệu quả hơn.
"Xưa nay chúng ta phân bổ đầu tư cào bằng mà không theo hiệu quả. Mỗi tỉnh được một tỷ lệ đầu tư tăng dần theo năm thay vì đáng lẽ phải được đầu tư đủ để tập trung các dự án đủ lớn, tạo cú huých cho vùng và những năm sau có thể không cần đầu tư nữa", ông Nguyễn Tú Anh nói.
Bên cạnh việc thay đổi nguyên tắc phân bổ nguồn lực để phù hợp hơn, TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, đại dịch Covid xảy ra đang tạo nên những thay đổi rất lớn nhất là về trật tự kinh tế, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, cách thức hoạt động kinh tế và cách tổ chức đời sống kinh tế người dân cũng sẽ khác. Chính vì vậy, cần tập trung phân tích hiện trạng và giải pháp thúc đẩy ba yếu tố trọng yếu của nền kinh tế, gồm năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, khả năng chống chịu trước các biến cố bất thường trong tương lai. 3 yếu tố trên có khả năng quyết định sức khỏe của mỗi nền kinh tế.
Còn theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (VCCI), với việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt mới đây là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại những tín hiệu tích cực trong hoạt động XNK, đầu tư, Việt Nam cần phát triển thương mại bền vững khi tham gia các FTA thế hệ mới vì thực hiện phát triển bền vững là sự bảo đảm cho tương lai bền vững của nền kinh tế. Thực thi cam kết về phát triển bền vững cũng là bảo đảm uy tín cho nền kinh tế trong thương mại quốc tế và thu hút đầu tư bền vững. Các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ các ưu tiên cho hàng hoá xanh, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững là điều kiện cần để doanh nghiệp tiếp cận thị trường lớn, khách hàng quan trọng, đối tác tiềm năng.
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK