Bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu: Cần “bắt tay” chặt chẽ
Trong giao thương quốc tế, không chỉ nông sản mà bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào cũng phải lưu tâm đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ảnh: ST |
Doanh nghiệp không đủ sức lo
Hồi cuối tháng 4/2021, dư luận xôn xao bởi thông tin có 4 DN Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25. Ngày 22/4, khi trả lời báo chí xung quanh vấn đề này, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, câu chuyện tương tự như chuyện gạo ST25 bị DN Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu không phải mới mà khá phổ biến trong thương mại quốc tế. Bài học cần rút ra là các DN khi có sản phẩm có giá trị, có thương hiệu tốt phải đi kèm với ý thức bảo vệ thương hiệu bằng cách bảo hộ pháp luật và nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp: Chúng ta muốn phát triển XK nông sản tại các thị trường lớn thì thương hiệu để nhận diện có giá trị rất quan trọng. Không chỉ nông sản mà bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào cũng phải lưu tâm đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các cơ quan chức năng cần quan tâm sâu sắc hơn về vấn đề này và có các diễn đàn trao đổi, phổ biến kinh nghiệm đăng ký bảo hộ thương hiệu để DN, nông dân Việt nắm rõ, thực hiện cũng như có giải pháp ứng phó kịp thời. |
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTN), đây là bài học cho bất kỳ DN nào trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản, nhất là khi quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.
Chuyện ở Mỹ chưa kịp lắng xuống thì ngay ngày 3/5 vừa qua, Bộ Công Thương tiếp tục cung cấp tới báo chí thông tin Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD (Australia) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ST24, ST25 kèm nội dung là “Gạo, Gạo ngon nhất thế giới”. Hiện nay, cơ quan của Australia vẫn đang ở giai đoạn xem xét kéo dài nhiều tháng.
Ông Nguyễn Phú Hòa-Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia đã chủ động trao đổi với Lãnh đạo Công ty T&L Global foods Supply PTY LTD. Lãnh đạo DN rất có thiện chí và cho biết sẽ kiểm tra lại sự việc với bộ phận thương hiệu của Công ty. Tuy nhiên, điểm mấu chốt mà Thương vụ Việt Nam tại Australia nhấn mạnh là: “Thương vụ sẽ cùng với ông Hồ Quang Cua (chủ của gạo ST24,ST25-PV) đẩy nhanh các thủ tục liên quan, vì không có T&L Global Foods Supply PTY LTD thì sớm hay muộn cũng sẽ có công ty khác thực hiện các việc làm tương tự”.
Trong khi cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu tập trung gửi đi thông điệp DN cần phải rút ra bài học, nhận thức đánh giá rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của bảo hộ thương hiệu thì ở góc độ DN trong cuộc lại cho thấy sự loay hoay, khó khăn.
Trên thực tế, ngay từ khi câu chuyện gạo ST25 bị DN Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu, ông Hồ Quang Trí (con trai ông Hồ Quang Cua-PV), Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Hồ Quang Trí - đơn vị đang sở hữu bản quyền lúa giống ST25 đã không ít lần thừa nhận rằng, bản thân DN của ông "không thể lo nổi chuyện bên Mỹ". "Hiện nay, đa số các DN mạnh ai nấy làm, đăng ký thương hiệu gạo riêng của DN nên bên mua hàng muốn tìm kiếm nguồn gốc cũng khó. Theo tôi về lâu dài cần có thương hiệu gạo chung của Việt Nam giống như cách người Thái đã làm được với gạo Hom Mali”, ông Hồ Quang Trí nói.
Cần hỗ trợ đắc lực
Nhìn nhận tổng thể về câu chuyện gạo ST24, ST25 liên tiếp bị DN Mỹ, Australia đăng ký bảo hộ thương hiệu, chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân bày tỏ nhiều lo lắng. Bởi trong trường hợp đăng ký của các DN ở Mỹ, Australia được chấp nhận, có nghĩa là họ đã có bản quyền, DN Việt Nam muốn XK sang thị trường đó thì không được sử dụng cái tên gạo ST24, ST25 nữa.
Vị chuyên gia lâu năm gắn bó mật thiết với sự phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam cho rằng, để giải bài toán khó này, Bộ NN&PTNT có thể công nhận ST25 là giống lúa quốc gia, giống lúa của Việt Nam. Các DN XK đi các nước phải được chứng nhận, giống như cách người Thái Lan đã làm với gạo Hom Mali. Ngoài ra, DN của ông Hồ Quang Cua phải nhờ các cơ quan có liên quan về vấn đề bản quyền tác giả, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) hỗ trợ đăng ký bản quyền ở thị trường quốc tế.
“Với vấn đề đăng ký bản quyền thương hiệu tôi có cảm giác hiện nay DN đang tự “bơi” là chính. Không chỉ hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ ở thị trường trong nước, tôi nghĩ Cục Sở hữu trí tuệ cũng cần có động thái hỗ trợ DN đăng ký ở thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường XK trọng điểm”, chuyên gia Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trên 300 thương hiệu nổi tiếng tham gia triển lãm IBTE và IGHE 2024
14:51 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics