Bài 2: Vì sao hiệu quả các biện pháp cưỡng chế không cao?
Bài 1: Muôn hình vạn trạng nợ thuế |
Công chức Hải quan Hà Nam Ninh rà soát để có biện pháp xử lý hiệu quả tình trạng DN nợ thuế. Ảnh: H.Nụ |
Kiên trì chưa chắc sẽ hiệu quả!
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng, thời gian qua, đơn vị luôn quan tâm và chú trọng triển khai thực hiện các biện pháp theo quy định để đôn đốc thu hồi và xử lý nợ. Kết quả từ năm 2019 đến hết 2022, Cục Hải quan Hải Phòng đã ban hành 2.351 quyết định cưỡng chế nợ thuế, kết quả thu hồi và xử lý được 369 tỷ đồng tiền nợ. Toàn bộ hồ sơ nợ thuế, các khoản nợ phát sinh đã được đơn vị kiểm soát, quản lý và kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp để thu hồi và xử lý nợ.
Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với DN nợ thuế 1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản. 2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập. 3. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK. 4. Ngừng sử dụng hóa đơn. 5. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật. 6. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cả nhân khác đang nắm giữ. 7. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. |
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn Nguyễn Hữu Vượng, ngoài các biện pháp theo quy định, Hải quan Lạng Sơn còn tích cực đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện cưỡng chế thuế đối với DN nợ thuế. Chỉ riêng năm 2022, đơn vị đã phát hành 1.753 thông báo nợ thuế, thu hồi được 5,66 tỷ đồng đối với các khoản nợ thuế khó thu phát sinh trước ngày 1/1/2022 và thu hồi được 3,8 tỷ đồng nợ phát sinh trong năm 2022.
Theo ông Nguyễn Văn Hường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh, từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã phối hợp với Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ban hành 26 quyết định cưỡng chế. Với nỗ lực thực hiện các biện pháp cưỡng chế, đôn đốc thu hồi và xử lý nợ thuế, đơn vị đã thu hồi được số tiền nợ khó thu là 3,7 tỷ đồng.
Còn tại Cục Hải quan Bình Dương, sau nhiều năm kiên trì và quyết tâm thực hiện, hoàn thiện các bước cưỡng chế nợ, nhưng đơn vị chỉ thu hồi nợ đọng thuế của 14 DN với tổng số tiền thu hồi 2,44 tỷ đồng. Ông Lê Văn Danh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương cho biết, đối với biện pháp trích tiền từ tài khoản hiện đang được đơn vị áp dụng đã mang hiệu quả cao. Thời gian qua, Hải quan Bình Dương áp dụng kịp thời nên đã thu hồi được 1,8 tỷ đồng nợ thuế, chiếm đến 76% trên tổng số nợ đã thu hồi được bằng việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ hiệu quả đối với khoản nợ mới phát sinh, nhưng phần lớn số tiền dư không nhiều do các chủ nợ đều rơi vào tình trạng khó khăn. Đối với biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cả nhân khác đang nắm giữ, trên thực tế không phát huy hiệu quả vì để có được thông tin tổ chức, cá nhân, bên thứ 3 đang giữ tiền, tài sản của đối tượng cưỡng chế là khó thực hiện.
Nói về hiệu quả khi áp dụng các biện pháp, Cục Hải quan Hải Phòng cho rằng, tùy từng DN nợ thuế mà hiệu quả của các biện pháp sẽ khác nhau. Cụ thể, với những DN đang có hoạt động XNK thì biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục đối với hàng hóa XNK hay cưỡng chễ trích tiền từ tài khoản ngân hàng, phong tỏa tài khoản là những biện pháp có hiệu quả ngay lập tức. Với những DN không có hoạt động XNK nhưng có các hoạt động kinh doanh khác thì biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hiệu quả.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, có những biện pháp khi thực hiện không mang lại kết quả trong việc thu hồi nợ như biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên và biện pháp cưỡng chế bằng thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ vì các đơn vị liên quan thường không phối hợp cung cấp thông tin hoặc không có thông tin.
Tại Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian qua, đơn vị cơ bản chỉ áp dụng 5/7 biện pháp cưỡng chế và mang lại hiệu quả. Ông Nguyễn Hữu Vượng cho biết, đối với biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên và biện pháp cưỡng chế bằng thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ khi thực hiện quy trình thủ tục xác minh tài sản để thực hiện cưỡng chế gặp rất nhiều trở ngại.
Ngoài 7 biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 125, Luật Quản lý thuế 2019 đã bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của DN đang bị cưỡng chế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Áp dụng quy định này, nhiều đơn vị hải quan đã “mạnh tay” trong việc cưỡng chế nợ thuế và thu được kết quả nhất định.
Đơn cử, thời gian qua, Cục Hải quan Lạng Sơn đã gửi 672 văn bản xác minh thông tin về DN nợ thuế quá hạn đến các đơn vị liên quan; thông báo đề nghị cơ quan Công an tạm hoãn xuất cảnh đối với 444 trường hợp là chủ các DN đang nợ thuế quá hạn, ban hành 111 quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan và trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng; gửi 71 văn bản đề nghị cơ quan Thuế phối hợp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; gửi 24 văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh phối hợp cưỡng chế thu hồi đăng ký kinh doanh. Qua triển khai các biện pháp, năm 2022, các đơn vị trong toàn Cục đã thu hồi được 5,66 tỷ đồng đối với các khoản nợ thuế khó thu phát sinh trước ngày 1/1/2022 và thu hồi được 3,8 tỷ đồng nợ phát sinh trong năm 2022.
Tạm hoãn xuất cảnh khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế: Luật Quản lý thuế 2019 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 quy định, người nộp thuế đang bị cưỡng chế thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. |
Mới đây, Cục Hải quan Hải Phòng thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Ngọc Huyền, đại diện pháp luật của Công ty TNHH HANEDA GLOBAL đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với số tiền gần 2 tỷ đồng.
Trước đó, Cục Hải quan Hà Nam Ninh cũng có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với 7 giám đốc công ty gồm: Công ty CP Tập đoàn TVT; Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Ngọc Anh; Công ty CP công nghệ Zenity Việt Nam; Công ty TNHH MTV Hanafood Hà Nam; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ xây dựng An Trường Sơn; Công ty TNHH Cán thép Tam Điệp vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Dù cơ quan Hải quan đã áp dụng nhiều biện pháp đôn đốc, đòi nợ nhưng DN chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế vào NSNN, do đó cuối tháng 11/2022, Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công (Cục Hải quan TPHCM) đã gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông LU HUNG TIEN (Lữ Tiến Hùng) là người đại diện pháp luật, với chức danh Chủ tịch hội đồng thành viên của Công ty TNHH Vàng bạc Hùng Kim Hoàng do nợ thuế XNK từ năm 2012.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, tạm dừng xuất cảnh là biện pháp rất hiệu quả để thu những khoản khó đòi với những DN đã tẩu tán tài sản, biến mất khỏi địa điểm kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, người đại diện theo pháp luật là người quyết định các vấn đề quan trọng của DN và phải có mặt ở Việt Nam hoặc ủy quyền cho người khác khi xuất cảnh. Trong trường hợp DN đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế thì việc xuất cảnh của họ có ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước (không thực hiện được việc thu thuế), nên tạm dừng xuất cảnh là cần thiết.
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn) thường xuyên rà soát danh sách, đôn đốc các DN nợ thuế hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Ảnh: H.Nụ |
Khó chồng khó
Nỗ lực là vậy nhưng kết quả mang lại không cao. Theo ông Nguyễn Văn Hường, một trong những khó khăn khi triển khai công tác thu hồi và xử lý nợ là việc xác minh, đề nghị cung cấp số dư tài khoản tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác rất khó khăn, cần phải có thời gian để nhận phản hồi thông tin. Khi nhận thông tin phản hồi, kết quả chủ yếu là DN không mở tài khoản tại ngân hàng hoặc có tài khoản nhưng số dư rất ít, cá biệt có trường hợp khi nhận được thông tin số dư tài khoản, DN nợ đã rút hết tiền ra khỏi tài khoản.
Ngày 24/2/2023, Tổng cục Hải quan có công văn yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố khẩn trương tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ thuế theo Nghị quyết 94/2019/QH14. Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị xác định đúng đối tượng được xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14, từ đó thu thập, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ xử lý nợ theo quy định tại Thông tư 69/2020/TT-BTC; đối chiếu, xác định chính xác số tiền thuế nợ được khoanh, số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa theo quy định tại Nghị quyết 94/2019/QH14 và Thông tư 69/2020/TT-BTC; thực hiện khoanh nợ, xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp theo trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Thông tư 69/2020/TT-BTC. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng xác minh tình trạng hoạt động của công ty mẹ khi thực hiện xử lý nợ đối với chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư 69/2020/TT- BTC, Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế 2019... |
Còn theo Cục Hải quan Lạng Sơn, nguyên nhân dẫn đến số nợ thuế thu hồi hạn chế là do nhiều DN qua xác minh không còn tiền, tài sản để áp dụng biện pháp cưỡng chế; công tác phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xác minh tình trạng hoạt động của DN, cung cấp thông tin DN, xác minh tài khoản ngân hàng còn chậm hoặc không phản hồi dẫn tới nhiều khó khăn trong thực hiện đôn đốc thu hồi nợ. Đồng thời, nhiều DN địa chỉ không rõ ràng, không hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh nên việc gửi thông báo nợ thuế, các biện pháp cưỡng chế khó thực hiện.
Theo đại diện Cục Hải quan Hải Phòng, có rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các biện pháp cưỡng chế. Trong đó, khi triển khai nhiều biện pháp mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí. Ví dụ như biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, việc xác minh tài sản gặp nhiều khó khăn vì hầu hết DN nợ thường không còn tiền hoặc chuyển hết tài sản khi có phát sinh nợ; chủ DN bỏ trốn, tài sản khi được xác minh có giá trị thấp, thời gian xác minh kéo dài...
Theo phản ánh của Cục Hải quan Hà Tĩnh, trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với Công ty TNHH MTV Bắc Sơn, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn bởi phải thu thập thông tin hoạt động của DN từ Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi DN đăng ký kinh doanh, phát hành văn bản đề nghị, chờ phản hồi... tất cả chiếm rất nhiều thời gian.
Còn đối với trường hợp DN được xác định là bỏ địa chỉ kinh doanh, không có đại diện pháp lý để ký biên bản làm cơ sở ấn định thuế, Cục Hải quan TPHCM cho rằng, các chi cục hải quan không thực hiện được bước lập biên bản để làm cơ sở ấn định thuế và thông báo bằng văn bản cho DN. Do vậy, đối với trường hợp DN được xác định là bỏ địa chỉ kinh doanh, không có đại diện pháp lý để ký biên bản làm cơ sở ấn định thuế, Cục Hải quan TPHCM đề xuất bỏ qua bước lập biên bản và thông báo bằng văn bản cho DN như quy định tại điểm a,e khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/NĐ-CP.
Để đảm bảo công tác thu hồi và xử lý nợ thuế đạt hiệu quả cao nhất, các cục hải quan tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo Tổng cục Hải quan để có văn bản đề nghị với cơ quan chức năng địa phương nơi DN đăng ký kinh doanh để cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN nợ thuế quá hạn. Song song đó, các biện pháp cưỡng chế khác như dừng làm thủ tục, cấm xuất cảnh, trích tài khoản… vẫn sẽ được cân nhắc áp dụng với các DN quá chây ỳ.
(Bài 3: Bài toán thu không được, xóa không xong?)
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 7.300 tỷ trong tháng 10
14:20 | 19/11/2024 Hải quan
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan cửa khẩu cảng tổng hợp Bình Dương đồng hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
07:45 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics