Áp lực lạm phát chỉ ở mức vừa phải, chính sách tiền tệ chưa cần thay đổi
Áp lực lạm phát, rủi ro nợ xấu “nóng” nghị trường Quốc hội | |
Áp lực lạm phát sẽ còn đẩy giá vàng thế giới đi lên | |
Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn |
TS. Nguyễn Đức Độ |
Theo ông, chính sách tiền tệ tại Việt Nam sẽ chịu những áp lực nào khi nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện thắt chặt tiền tệ?
Nhiều nhận định hiện nay cho rằng lãi suất điều hành đang chịu nhiều áp lực và có thể được NHNN điều chỉnh tăng trong năm nay. Nhưng theo tôi, lãi suất điều hành không chịu nhiều ảnh hưởng lắm, mấu chốt nằm ở thị trường liên ngân hàng để giữ thanh khoản và điều tiết lượng cung ứng tiền tại các ngân hàng. Tất nhiên, việc nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ thực hiện tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát cũng ảnh hưởng nhất định đến nước ta, đặc biệt là về tỷ giá. Tuy nhiên, những ngày qua, NHNN đã thực hiện hút tiền đồng qua kênh tín phiếu một cách hợp lý, làm giảm áp lực lên VND. Điều này cho thấy, NHNN vẫn đang điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng là chính.
Xin ông cho biết, tình hình lạm phát trong nước sẽ có diễn biến ảnh hưởng như thế nào đến việc điều hành chính sách tiền tệ?
Chúng ta đều thấy, chỉ số lạm phát trong nửa đầu năm 2022 tại Việt Nam vẫn ở mức thấp là 1,25%, cách xa mục tiêu điều hành lạm phát 4% trong cả năm 2022 của Chính phủ và Quốc hội. Hơn nữa, lạm phát tăng chủ yếu do kinh tế phục hồi nhanh, ngành dịch vụ - du lịch quay trở lại hoạt động, cộng thêm giá nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao. Do đó, áp lực về lạm phát tại nước ta chỉ ở mức vừa phải, vẫn còn dư địa để hỗ trợ tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Đối với nửa còn lại của năm 2022, hiện tại giá xăng dầu cũng đã có xu hướng chững lại, đã giảm 10-15% so với hồi đầu năm, giá nguyên vật liệu một số mặt hàng cũng đang giảm, tình hình chuỗi cung ứng có thể trở lại nếu dịch bệnh cơ bản được kiểm soát… thì áp lực lên lạm phát tại nước ta càng giảm dần. Trước đó, cũng có nhiều lo ngại về tình trạng nhập khẩu lạm phát, nhưng rõ ràng giá hàng hóa trong nước chỉ tăng 2%, giá cả đầu vào sản xuất cũng tăng mức độ nhẹ… nên đây cũng không phải vấn đề đáng ngại.
Về chính sách tiền tệ, theo NHNN, lãi suất huy động trong nửa đầu năm chỉ tăng 0,09% - đây là mức tăng rất thấp. Nên nếu lạm phát có diễn biến đi lên thì NHNN có thể thực hiện kiềm chế lạm phát thông qua viêc ổn định tỷ giá ngoại tệ. Do vậy, tôi cho rằng, lãi suất điều hành của NHNN không cần thiết phải tăng trong năm nay, nếu có thì phải sang năm 2023.
Chính sách tiền tệ trong 6 tháng còn lại của năm 2022 có cần phải thay đổi không, thưa ông?
Theo tôi, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN hiện nay chưa cần thay đổi nhiều. NHNN vẫn nên tiếp tục điều hành một cách linh hoạt, chủ động trước những diễn biến của tình hình tài chính quốc tế.
Đặc biệt, chính sách tiền tệ hiện đang đóng góp quan trọng vào việc hỗ trợ kinh tế, giúp các doanh nghiệp phục hồi thông qua dòng vốn tín dụng. Các doanh nghiệp hiện vẫn đang mong muốn ngân hàng giảm lãi suất cho vay, nên việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước có thể giúp mặt bằng lãi suất cho vay giảm, doanh nghiệp được tiếp cận dòng vốn giá rẻ. Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng trong năm nay có thể ở mức 14-15%, nhưng phụ thuộc vào việc nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho các ngân hàng của NHNN.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK