Áo dài đang cần một hành lang an toàn
Thiết kế áo dài vi phạm bản quyền mỹ thuật | |
Tìm kiếm đại sứ tôn vinh vẻ đẹp Việt | |
Lễ hội Áo dài TPHCM thu hút hơn 100.000 lượt người | |
Tôn vinh phụ nữ Việt, quảng bá văn hóa truyền thống |
Nam Phương Hoàng hậu mặc áo dài Lemur. |
Không chỉ viết sách, làm phim về Trịnh Hòa “tìm ra châu Mỹ trước cả Magellan và Comlumbus”, Trung Quốc còn tổ chức nhiều show diễn xoay quanh “sức ảnh hưởng” của vị thái giám triều Minh này. Show diễn có tên gọi “Sinh ra từ mặt trời”, đã lấy bối cảnh chính là con thuyền truyền thuyết của Trịnh Hòa. Và từ con thuyền truyền thuyết ấy, những người mẫu trong trang phục áo dài bước ra như gửi gắm một ngụ ý sâu xa. Tất nhiên, những người yêu áo dài Việt Nam không thể không phản ứng mạnh mẽ.
Không ai phủ nhận Trung Quốc từng có một nền văn minh vĩ đại. Nhà nghiên cứu người Mỹ - Will Durant (1885-1981) trong cuốn sách nổi tiếng “Lịch sử văn minh Trung Hoa” đã viết một câu khá thấm thía: “Đa số người Trung Hoa có nét mặt đều đặn và bình tĩnh, mí mắt cụp xuống như mang nặng bao nhiêu thế kỷ văn minh”. Đến hôm nay, Trung Quốc vẫn là một trung tâm của phương Đông. Tuy nhiên, câu chuyện Trung Quốc muốn chiếm dụng chiếc áo dài Việt Nam có nên xem như “cơn bão trong tách trà” không? Hoàn toàn không! Văn hóa không phải chuyện đùa, và không nên xem là chuyện đùa.
Họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã công bố bản vẽ chiếc áo dài đầu tiên trên báo Phong Hóa số 90, ra ngày 23/3/1934. Sau khi kết hôn với bà Nguyễn Thị Nội vào năm 1936, vợ chồng họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã mở hiệu may áo dài Lemur tại Hà Nội. Ngay lập tức áo dài Lemur trở thành một cơn sốt độc đáo. Từ cửa hiệu nhỏ của vợ chồng họa sĩ Nguyễn Cát Tường tại Hà Nội, chiếc áo dài đã bay khắp Việt Nam, len từ khu phố bình dân đến cung đình. Hoàng hậu Nam Phương cũng sắm hàng chục chiếc áo dài để chưng diện thường xuyên.
Chiếc áo dài được xem là một cuộc cách tân lớn cho trang phục phụ nữ Việt Nam. Trên báo Phong Hóa số ra ngày 30/1/1935, nhà văn Thạch Lam viết: “Y phục mới bây giờ hơn y phục xưa ở vẻ dịu dàng và tươi vui. Ngày trước cốt che khuất thân thể, che khuất cái dáng tự nhiên của thân thể, thay vào là cái dáng của quần áo lụng thụng. Bây giờ cốt làm cho cái dáng điệu thân thể tự nhiên phô bày, hay chữa cái dáng ấy cho được uyển chuyển hơn”. Còn trên báo Ngày Nay số ra ngày 20/3/1935, ký giả Phan Thị Nga viết: “Phong trào sửa đổi y phục tiêu biểu cho hình thức đã rõ rệt. Vì sao phong trào ấy mới sôi nổi mà đã có sức tràn chóng thế? Cũng bởi người ta sinh ra dù mọi rợ đến đâu đi nữa cũng có bản năng chuộng cái hoàn mỹ. Kiểu áo dài Cát Tường đã làm cho chị em thêm vẻ diễm lệ ở nét mặt, thêm phần thướt tha, đầy đặn ở hình vóc, thêm bề yểu điệu và uyển chuyển cho dáng đi”.
Chiếc áo dài vượt qua ý nghĩa trang phục, để lan tỏa vào đời sống tinh thần người Việt Nam như một biểu tượng thẩm mỹ. Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đã cảm tác: “Tháng giêng em áo dài trang nhã/ Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam/ Đài các chân ngà ai bước khẽ/ Quyện theo tà lụa cả phương Đông”. Còn thi sĩ Nguyên Sa đã run rẩy: “Có phải em mang trong áo bay/ Hai phần gió nổi một phần mây/ Hay là em gói mây trong áo/ Rồi thở cho làn sương trắng bay”.
Là một người đam mê áo dài đến mức đứng ra thành lập Bảo tàng Áo dài, nhà tạo mẫu Sĩ Hoàng chia sẻ về nguy cơ Trung Quốc có khả năng sở hữu chiếc áo dài của nước ta: “Ngày 22/1/2014 trong buổi lễ Khánh thành Bảo tàng Áo dài sau 12 năm xây dựng, phát biểu được vài câu thì tôi đã khóc như một đứa trẻ trước hàng trăm quan khách tham dự. Nước mắt của một người vượt qua giới hạn bản thân để thân một mình cùng gia đình trải qua bao sóng gió, kịp ra được một Bảo tàng Áo dài cho người Việt. Dù không ai bảo tôi làm điều đó. Dù phải trả lãi hàng tháng bung đầu đến độ chủ nợ thuê giang hồ đòi giết tôi bằng cách dọa gây tai nạn trên đường đi. Dù được nhận email khuyên: "Sao không dùng tiền ấy mà xây bệnh viện, được mau thu hồi vốn mà lời to khi Việt Nam bệnh nhân nhiều lắm!". Bây giờ, tôi thực sự hoang mang khi chiếc áo dài Việt Nam đứng trước đe dọa mất bản quyền!”.
Xung quanh sự kiện áo dài Việt Nam do nhà tạo mẫu Trung Quốc đưa vào bộ sưu tập thời trang với sự úp mở “phong cách Trung Quốc”, nhiều nhân vật công chúng đã lên tiếng. Nhà tạo mẫu Việt Hùng quan niệm: “Khi muốn đưa một sự việc nào đó ra ánh sáng, chúng ta phải nói có sách, mách có chứng rõ ràng. Nhưng hiện tại, áo dài vẫn chưa được công nhận trên mặt giấy tờ. Hiện tại, chúng chỉ là trang phục mang tính đại chúng, được người Việt Nam mặc nhiều nhất. Vì thế, tôi nghĩ công nhận áo dài là quốc phục của người Việt Nam là việc rất cần thiết. Khi chưa công nhận áo dài là quốc phục trên giấy tờ thì những tranh cãi sẽ còn kéo dài. Cuộc chiến văn hoá trong thời kỳ tranh sáng, tranh tối này quả thật sẽ rất khó khăn”.
Tương tự, Hoa hậu Ngọc Hân bày tỏ: “Dù người dân trong nước, cộng đồng kiều bào hay quốc tế có thừa nhận áo dài của người Việt cũng chỉ là truyền miệng với nhau. Vì vậy, điều quan trọng nhất cần làm là Nhà nước nên có một động thái, văn bản mang tính pháp lý để làm cơ sở bảo vệ chủ quyền văn hóa với áo dài tại đất nước mình và trên toàn thế giới”.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc khảng khái: “Dù chưa có gì chính thức nhưng lâu nay trang phục áo dài rất quen thuộc với phụ nữ Việt Nam và được xem như quốc phục của Việt Nam. Hình ảnh áo dài của Việt Nam xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Việc trang phục truyền thống của người Việt Nam được các nước khác tiếp nhận là điều tốt. Tuy nhiên, nếu tiếp nhận trên tinh thần biến trang phục này thành phong cách văn hóa của nước họ là phản văn hóa, không chấp nhận được. Vì vậy, chúng ta phải củng cố hơn di sản áo dài. Các cơ quan chức năng cần tính đến việc tổng hợp hồ sơ trình các tổ chức quốc tế xem xét, công nhận trang phục áo dài của Việt Nam là di sản văn hóa”.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK