Agribank, mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết kinh tế tư nhân
Sáng tươi vùng cao từ vốn tín dụng chính sách | |
Agribank góp phần tạo sinh khí mới cho khu vực hợp tác xã | |
Agribank chính thức kết nối thanh toán với Ví điện tử Moca |
Tăng tính liên kết trong khu vực kinh tế tư nhân để cạnh tranh và hội nhập
Khu vực tư nhân hiện nay tạo ra đến 90% việc làm mới cho người lao động và đóng góp khoảng 50% GDP cả nước. Khu vực này đang dần lớn mạnh và khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với nền kinh tế đất nước, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới, giải quyết vấn đề tạo việc làm, phát huy có hiệu quả nguồn lực xã hội vào phát triển…
Bên cạnh sự năng động, dám nghĩ, dám làm, khu vực tư nhân hiện nay còn tồn tại một số hạn chế, đó là trong quá trình điều hành, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề còn yếu kém. Trong giai đoạn sắp tới, việc hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp cùng phát triển, nhất là khi một doanh nghiệp không thể tự phát triển nếu không có sự liên kết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh như hiện nay.
Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ cả hai phía chủ quan và khách quan thì việc tạo ra mối liên kết trong sản xuất và kinh doanh là hướng đi đang được khuyến khích phát triển tại nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Với Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp nhỏ, manh mún, sản xuất phần lớn vẫn theo kiểu truyền thống thì sự hợp tác, liên kết trong ngành nông nghiệp càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Đồng hành cùng Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 thể hiện đóng góp tích cực của Agribank cùng chính phủ và NHNN trong cung ứng nguồn vốn tín dụng cũng như các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho khu vực tư nhân cũng như nền kinh tế đất nước. |
Liên kết sản xuất tạo điều kiện phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất…
Thông qua liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giúp người trực tiếp sản xuất có định hướng và đầu ra với giá bán ổn định, doanh nghiệp có nguồn hàng ổn định với chất lượng và giá cả được kiểm soát. Việc liên kết trong nền kinh tế tư nhân góp phần giảm bớt các khâu trung gian trong sản xuất đến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, giá bán sản phẩm, nâng cao hiệu quả cho các chủ thể trong quá trình sản xuất.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân như: Các tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 100 đến 200 triệu đồng đối với cá nhân và hộ gia đình đến 500 triệu đồng; Tối đa từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã; các doanh nghiệp, tổ chức đầu mối có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% đến 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các mô hình liên kết còn ít chưa hiệu quả do các hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết với người dân do chế tài phạt hợp đồng kinh tế chưa nghiêm, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay liên kết.
Vốn là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro trong sản xuất nông nghiệp lại chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế này ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng khi gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, NHNN thăm quan gian hàng của Agribank tại triển lãm Thành tựu Kinh tế tư nhân |
Đóng vai trò là định chế tài chính chủ đạo trên thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn, luôn tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, Agribank cũng đang gặp nhiều khó khăn trong cho vay phát triển kinh tế tư nhân nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay còn thiếu ổn định, tình trạng mất cân đối cung cầu, sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thường diễn ra, trong khi công tác phân tích, dự báo thị trường cũng như quy hoạch còn bất cập; nhiều doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, đã tạo áp lực lớn trong quản lý rủi ro cho các TCTD, trong đó có Agribank.
Nỗ lực thúc đẩy chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp
Với dư nợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ, chiếm 50% thị phần tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này, Agribank với 31 năm phát triển luôn khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tín dụng “Tam nông”; đặc biệt sau gần 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Hội nghị TW 5 khoá XII và Nghị quyết 98 ngày 3/10/2017 của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân, Agribank đã có nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là tăng cường sự gắn kết trong chuỗi liên kết phát triển kinh tế tư nhân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Agribank hiện là NHTM chủ lực trong triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP, NĐ 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/7/2015, Quyết định số 1282/QĐ-HĐTV-HSX ngày 10/12/2018 về Quy chế cấp tín dụng phục vụ Chính sách nông nghiệp. Cụ thể, Agribank đang thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với dư nợ trên 1.600 tỷ đồng; thực hiện Quyết định 1050/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với dư nợ gần 5.500 tỷ đồng; thực hiện Chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp với dư nợ trên 3.600 tỷ đồng; Cho vay tái canh cà phê với dư nợ trên 450 tỷ đồng; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp;... Từ năm 2017, Agribank triển khai Đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tới tận các xã vùng sâu, vùng xa đã phục vụ tới 414.173 khách hàng với số tiền 5.160.477 triệu đồng, là một kênh dẫn vốn hiệu quả của Agribank với chi phí thấp, giảm thời gian đi lại, đồng thời phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt tín dụng đen, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong năm 2019, Agribank tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động đến 50% số xã, huyện trên toàn quốc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp do Agribank đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực như các mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam), đầu tư máy móc thiết bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An), nuôi tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi- TP.HCM, Kon Tum), trồng mía đường (Thanh Hóa, Khánh Hoà, Tuyên Quang), ngô (Sơn La), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)…
Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực nhờ nguồn vốn Agribank. |
Với vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, Agribank đã góp phần tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, có giá trị hàng hóa cao, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của các thị trường khó tính và tìm được chỗ đứng tại thị trường khu vực và thế giới. Các mô hình sản xuất này bước đầu đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, có đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị T.Ư 5, khóa XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, để tăng cường tính liên kết của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế tư nhân nói chung cần có sự quyết liệt vào cuộc của Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, chuyên môn hóa, phù hợp với lợi thế cạnh tranh và sự biến đổi khí hậu; xây dựng liên kết giữa giữa các chủ thể đáp ứng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững. Cũng cần có chính sách bảo hiểm giá, rủi ro trong sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết, để tránh thiệt hại cho người dân, chấm dứt tình trạng doanh nghiệp sản xuất nông sản mà không có vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, có chất lượng. Đặc biệt, tăng cường vai trò của UBND, các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương nơi triển khai mô hình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông sản trong việc hỗ trợ hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông sản và chất lượng nguồn vốn tín dụng được đưa vào chuỗi đó.
Hiện nay Agribank dành hơn 70% tổng dư nợ để cho vay nông nghiệp, nông thôn, một lĩnh vực có chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao, trong đó đa số thuộc diện đối tượng ưu tiên lãi suất theo quy định của NHNN chỉ ở mức 6%. Khó khăn lớn đối với Agribank hiện nay là hầu như phải sử dụng vốn thương mại với lãi suất huy động bình quân đầu vào là 5,6% chưa tính các khoản dự trữ, trong khi lại chưa được cấp bù lãi suất. Vì vậy, việc ưu tiên được làm ngân hàng phục vụ các dự án ủy thác đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cũng như được nhận vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước như bảo hiểm xã hội, quỹ hỗ trợ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp... hoặc chỉ đạo các quỹ này tổ chức đấu thầu công khai việc nhận tiền gửi vừa đảm bảo khách quan công bằng và tăng hiệu quả sử dụng vốn của các quỹ nhà nước, vừa hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ là những điều kiện thuận lợi để Agribank tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển Tam nông, mang đến diện mạo khởi sắc cho nông thôn Việt Nam và góp phần kiến tạo kinh tế đất nước theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tin liên quan
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Agribank khẳng định thương hiệu bằng những giải thưởng uy tín
14:46 | 31/01/2023 Thu NSNN qua Agribank
Agribank tài trợ 100% kinh phí xây dựng trường THCS tại Thanh Hóa
14:49 | 20/12/2022 Thu NSNN qua Agribank
Agribank trao thưởng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Agribank - Sức sống xanh”
16:13 | 19/12/2022 Thu NSNN qua Agribank
Từ ngày 19/12 Agribank triển khai nộp thuế điện tử DN nhờ thu
20:02 | 17/12/2022 Thu NSNN qua Agribank
Agribank và Đại học quốc gia Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
12:19 | 12/12/2022 Thu NSNN qua Agribank
Kết quả trúng thưởng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Agribank - Sức sống Xanh“
10:02 | 11/12/2022 Thu NSNN qua Agribank
Agribank giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng
13:28 | 05/12/2022 Thu NSNN qua Agribank
“Mở tài khoản nhận quà lớn cùng Agribank”
13:27 | 05/12/2022 Thu NSNN qua Agribank
Deal xịn dành cho khách hàng trải nghiệm thẻ Agribank Digital
14:45 | 09/11/2022 Thu NSNN qua Agribank
Agribank tự hào là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022
16:14 | 07/11/2022 Thu NSNN qua Agribank
Khách hàng thứ 2 nhận giải thưởng 1 tỷ đồng khi gửi tiết kiệm tại Agribank
14:04 | 31/10/2022 Thu NSNN qua Agribank
Agribank ủng hộ 5 tỷ đồng Vì người nghèo và an sinh xã hội năm 2022
15:00 | 20/10/2022 Thu NSNN qua Agribank
Agribank - TOP 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2021
14:44 | 19/10/2022 Thu NSNN qua Agribank
Tin mới
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics