4 trọng tâm mới trong Nghị quyết 02 của Chính phủ
Ông Phan Đức Hiếu |
Ông đánh giá như thế nào về tinh thần của Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ trong năm 2021?
Năm nay, nếu nhìn vào Nghị quyết 02 sẽ thấy nó rất mỏng, chỉ có 3 trang. Tuy nhiên, hình thức không thể hiện đủ tinh thần của Nghị quyết và có thể gọi tóm tắt Nghị quyết 02 năm 2021 chính là Nghị quyết 02 năm 2020 cộng 4.
Bởi Nghị quyết 02 năm 2019 đã được soạn thảo cho cả giai đoạn 2019 và 2020, nên đến nay, tất cả mục tiêu và nội dung đó được giữ nguyên, nhưng tiếp tục được đẩy mạnh triển khai thực hiện những nhiệm vụ chưa hoàn thành trong năm 2020.
Cùng với đó, Nghị quyết lần này đã nhấn mạnh thêm 4 trọng tâm mới của Chính phủ:
Trọng tâm thứ nhất là giải quyết vấn đề một cách liên ngành chứ không còn khu trú trong một phạm vi, một lĩnh vực. Chúng ta đều biết, doanh nghiệp chịu sự tác động của liên ngành, rất nhiều vấn đề không thể giải quyết được bằng một bộ, ngành.
Trọng tâm thứ hai là đã nhấn mạnh tới vấn đề chuyển đổi số. Nếu như trước đây, doanh nghiệp không tham gia vào “cuộc chơi” chuyển đổi số thì vẫn còn có cơ hội, nhưng hiện nay, nếu không chơi thì sẽ bị đào thải. Ví dụ, hiện nay, nếu đã ứng dụng hiện đại hóa, chứng từ số, hóa đơn số, giao thương số mà doanh nghiệp vẫn sử dụng các nền tảng truyền thống thì sẽ không thể kết nối, giao thương được. Nên đây là vấn đề không thể không làm và buộc phải làm.
Trọng tâm thứ ba có thể nói là cái nền tảng để thôi thúc phát triển kinh tế số là đẩy mạnh Chính phủ số. Điều này tự nhiên cũng tạo ra một động lực để doanh nghiệp buộc phải chuyển mình. Ngoài ra, Chính phủ chuyển đổi số thì các doanh nghiệp có cơ hội tham gia cung cấp dịch vụ. Nên trọng tâm này có tác dụng lan tỏa rất lớn.
Trong bối cảnh 2020 với yếu tố rất mới, rất bất ngờ là Covid-19, thì trọng tâm thứ tư của Chính phủ là phải ứng phó với Covid-19 nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, nên đã đưa ra các giải pháp ứng phó với đại dịch. Chính phủ cũng đã nhấn mạnh cải cách thể chế vẫn là một trọng tâm để giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc ứng phó với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể nói, 4 giải pháp trọng tâm của Chính phủ trong Nghị quyết 02 là rất căn cơ và tính trong dài hạn, thể hiện một quyết tâm, nỗ lực rất mạnh mẽ như Thủ tướng đã từng tuyên bố.
Theo ông, với những tinh thần như trên, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh sẽ có bước tiến như thế nào trong năm 2021?
Vừa qua, khi chúng ta tiến hành cắt giảm điều kiện kinh doanh, đâu đó còn nghi ngờ về tính hình thức, nhưng ngay cả khi mang tính hình thức thì vẫn rất tốt. Bởi nhiều điều kiện kinh doanh không rõ ràng đã được bãi bỏ, giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, tăng cường được sự yên tâm trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có thể nói, đợt cắt giảm điều kiện kinh doanh như vừa qua là đợt đầu, mang tính chất dọn dẹp. Nhưng nhiều điều kiện kinh doanh cứ cắt đi là đã có tác động tích cực.
Vì thế, Nghị quyết 02 cho đến Nghị quyết 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 của Chính phủ lại tiếp tục kiểm soát, nâng cao chất lượng rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Nhiều công việc đã được thực hiện chưa có tiền lệ trong lịch sử, đó là lần này không chỉ cắt giảm, bãi bỏ những quy định về điều kiện kinh doanh mà Nghị quyết 68 còn yêu cầu bắt cắt giảm tất cả những điều kiện kinh doanh không cần thiết.
Vì thế, thời gian tới, việc cắt giảm sẽ không còn gặp phải tranh cãi đây là điều kiện kinh doanh dưới hình thức gì, gây cản trở ra sao… mà nếu nó là điều kiện gây rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh dưới bất kể hình thức gì, bất kể nó là loại quy định nào đều sẽ bị cắt giảm. Tôi cho rằng đây một nỗ lực, cũng rất là một bước tiến lớn của Chính phủ.
Việc thực hiện cải cách sẽ có những khó khăn gì, nhất là khi Chính phủ đưa ra yêu cầu xác định rõ đầu mối chủ trì thực hiện, thưa ông?
Cái khó hiện nay là Chính phủ đưa ra rất nhiều đầu việc, phân cho các bộ, ngành nên phải giám sát việc thực thi như thế nào hiệu quả. Tuy nhiên, theo tôi, việc này đã có Tổ công tác của Thủ tướng với người đứng đầu là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Hoạt động của Tổ công tác này quyết liệt, xuống làm việc với từng cơ quan, bộ, ngành, yêu cầu cụ thể về thời hạn, chất lượng… thì sẽ góp phần đến 90% vào sự thành công của các Nghị quyết. Bởi nếu cứ để Nghị quyết trên bàn, không có khâu đôn đốc, giám sát thì đôi khi sẽ bị lãng quên, đến kỳ báo cáo mới nhớ ra để thực hiện.
Về việc phân công đầu mối chủ trì thực hiện, cái khó là phải xác định ai sẽ là cơ quan chủ trì.
Ví dụ như đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành, giao cơ quan Hải quan là đầu mối. Đây là sự cải cách rất lớn khi tạo được sự đồng thuận giữa các bộ, ngành, tránh chồng chéo cho hoạt động doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều vụ việc lại không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận như thế. Nên theo tôi, khi không thể xác định được cơ quan chủ trì thì nên hướng đến một cơ quan độc lập, để đứng ra chủ trì, tham mưu cho các bộ, ngành phương án giải quyết hiệu quả nhất.
Ông nhận định như thế nào về khả năng đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết 02 của Chính phủ đặt ra trong năm nay?
Phải có mục tiêu gọi là tham vọng thì chúng ta mới có được các giải pháp phù hợp. Việc đặt ra mục tiêu như vậy cũng thể hiện quyết tâm của các bộ, ngành, nhưng đã qua quá trình thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng, nên tôi tin tưởng Chính phủ sẽ hoàn thành. Hơn nữa, trong bối cảnh năm 2020, Chính phủ liên tục có các biện pháp bổ sung sẽ đạt được mục tiêu đặt ra đã minh chứng cho khả năng thực hiện của năm 2021. Ví dụ, chúng ta đã có Nghị quyết 02 về cải cách thể chế nhưng ngay lập tức giữa năm Chính phủ vẫn tiếp tục ban hành một Nghị quyết 68 với phạm vi cải cách và mức độ cải cách đòi hỏi cải cách mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
Tiếp tục gỡ khó cho Vietnam Airlines, cho phép Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp thuế
22:33 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục giảm thuế GTGT 2%, dừng ngay miễn thuế nhập khẩu hàng giá trị nhỏ
19:31 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
15:06 | 31/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền bước vào Kỷ nguyên mới
18:39 | 29/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
17:32 | 28/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
08:41 | 27/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Niềm tin vào sự vươn lên của Việt Nam
08:11 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cho một mùa Hoa
13:41 | 25/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
09:52 | 24/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Tiên phong chuyển đổi số, đón đầu kinh tế số
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics