3 ngành hàng được khuyến cáo rà soát hoạt động xuất khẩu sang Đài Loan
Thép là một trong ba nhóm hàng của Việt Nam được cho là uy hiếp thị trường Đài Loan. |
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, theo thông tin từ cơ quan Thương vụ của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, mới đây Tổng hội Công nghiệp toàn quốc Đài Loan - Trung Quốc (CNFI) đã tổ chức hội thảo các biện pháp ứng phó với sự uy hiếp của hàng nhập khẩu giá rẻ, cùng với đó báo cáo thường niên điều tra hàng hóa nhập khẩu uy hiếp thị trường nội địa 2023 cũng được công bố.
Báo cáo cho thấy có mối đe dọa từ hàng hóa nhập khẩu (chiếm 70,83%) vào Đài Loan uy hiếp thị trường nội địa. Trong đó, ngành kim loại có báo cáo phản ánh là ngành hàng bị hàng hóa nhập khẩu uy hiếp nhiều nhất, chiếm 34,2%; ngành vật liệu xây dựng chiếm 32,5%; ngành công nghiệp hóa chất và chất dẻo chiếm 12,8%.
Cũng trong các báo cáo của CNFI, trong 104 mặt hàng mặt hàng nhập khẩu được cho là đe dọa tới sản xuất nội địa, thép là mặt hàng có số lượng báo cáo phản ánh nhiều nhất chiếm 17,2%, tiếp theo là các sản phẩm bằng đá, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự chiếm 10,1%; thứ ba là quần áo và các phụ kiện quần áo dệt kim hoặc móc chiếm 8,1%.
Nếu xét theo đối tác xuất khẩu, các báo cáo cho thấy, các sản phẩm bị đe dọa nhiều nhất đến từ Trung Quốc đại lục, chiếm 66,4%; kế đến là Hàn Quốc chiếm 8,4%; Thái Lan chiếm 6,7%; Indonesia chiếm 5%; Bahrain, Ấn Độ và Malaysia cùng chiếm 2,5%; Nhật Bản, Ả Rập Xê-út và Việt Nam cùng chiếm 1,7%; cuối cùng là Thụy Điển chiếm 0,8%.
Trong số đó, năm nay, tỷ lệ các báo cáo phản hồi cho thấy các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục là mối đe dọa đối với các ngành công nghiệp Đài Loan đã tăng lên đáng kể gần 30% so với mức 37,9% của năm ngoái.
Về biện pháp ứng phó, báo cáo của CNFI cho biết ba biện pháp hàng đầu và hữu ích nhất đối với việc nhập khẩu các sản phẩm bị đe dọa là: áp dụng thuế chống bán phá giá, chiếm 77,40%; thực hiện các biện pháp có tác động đến nhập khẩu, chiếm 56,40%; và hải quan tăng cường kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, chiếm 45,10%.
Cũng theo báo cáo của CNFI, các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,7% tổng số các báo cáo phản ánh, thấp hơn nhiều so với mức 14,6% của năm ngoái. Cụ thể các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam uy hiếp thị trường Đài Loan năm nay đã giảm mạnh chỉ còn 3 nhóm mặt hàng so với 19 nhóm mặt hàng năm 2022.
Ngoài vụ việc liên quan tới mặt hàng sắt thép được nêu đích danh tên doanh nghiệp, 2 nhóm mặt hàng còn lại vẫn là các sản phẩm đã được nêu trong các báo cáo trước và với khuyến nghị tương đồng.
Trên cơ sở thông tin từ Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu các sản phẩm như thép, kính thủy tinh, xi măng rà soát lại các hoạt động sản xuất, xuất khẩu sang Đài Loan - Trung Quốc và theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường để kịp thời xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp cần thiết.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK