Facebook Twitter youtube Tiktok

2 xu thế chủ đạo trong phát triển logistics Việt Nam

(HQ Online) - Ngành logistics Việt Nam hiện nay đang phát triển theo 2 xu thế chủ đạo gồm phát triển logistics trong thương mại điện tử - bán lẻ và xu thế mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics.
2 xu the chu dao trong phat trien logistics viet nam Liên kết vùng để đưa logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn của TP Hồ Chí Minh
2 xu the chu dao trong phat trien logistics viet nam TPHCM phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics phía Nam
2 xu the chu dao trong phat trien logistics viet nam Hé lộ nhiều doanh nghiệp logistics lãi lớn
2 xu the chu dao trong phat trien logistics viet nam
Hầu như các doanh nghiệp logistisc Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cả về vốn, lao động và công nghệ. Ảnh: ST

Tiềm lực doanh nghiệp cực khiêm tốn

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2019 do Bộ Công Thương vừa công bố về phát triển năng lực doanh nghiệp logistics: Năm 2018 và 2019, các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận và dịch vụ liên quan khác đều có mức tăng trưởng khả quan.

Tuy số lượng đông và có xu hướng tăng so với sự gia nhập của doanh nghiệp logistics của nước ngoài, nhưng hầu như các doanh nghiệp logistisc Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cả về vốn, lao động và công nghệ.

Đáng chú ý, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn khiêm tốn (80% doanh nghiệp thành lập có vốn pháp định từ 1,5 - 2 tỷ đồng). Bên cạnh vướng mắc về vốn, doanh nghiệp logistics Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, năng lực cạnh tranh hạn chế, nên chưa có cơ hội vươn ra thị trường có nhu cầu lớn; thiếu sự liên kết đồng bộ giữa các doanh nghiệp, giữa các công đoạn khác nhau của hoạt động logistics.

Bộ Công Thương đánh giá: Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố trở ngại, bởi hầu hết nhân lực trong lĩnh vực logistics hiện nay của Việt Nam đều được đào tạo từ các nguồn khác nhau, chưa được đào tạo chính quy, bài bản. Năng lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam do vậy, bị hạn chế bởi chất lượng cán bộ không đáp ứng được nhu cầu.

Trong số các doanh nghiệp trong nước, có tới 93 - 95% người lao động không được đào tạo bài bản, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn…

Quy mô nhân lực của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam khá nhỏ. Doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên chiếm tỷ lệ tới khoảng 32,4% và doanh nghiệp quy mô lớn (trên 1.000 nhân viên) chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ khoảng 10,8%.

Ngoài yếu tố quan trọng là con người, theo Bộ Công Thương, công nghệ là lợi thế cạnh tranh then chốt trong thị trường logistics đầy tiềm năng nhưng cũng đầy cạnh tranh. Ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến cho dịch vụ logistics của nhiều doanh nghiệp được cung cấp thiếu chuyên nghiệp là trình độ ứng dụng công nghệ thông tin kém.

Ứng dụng công nghệ trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, khi lượng hàng hóa di chuyển lớn, nhu cầu về thời gian, cũng như đảm bảo an toàn và chất lượng của hàng hóa… vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đáp ứng được.

Dù vậy, Bộ Công Thương đánh giá: Gần đây, lĩnh vực logistics đã bắt đầu đạt được một dấu mốc quan trọng trong hiện đại hóa. Đổi mới và đầu tư công nghệ đang thực sự bắt đầu định hình các doanh nghiệp logistics, trở thành xu thế tất yếu của thị trường logistics.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, được xem như “huyết mạch” kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics.

“Các doanh nghiệp logistics mới sử dụng công nghệ để nâng cao khía cạnh dịch vụ của doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp logistics truyền thống đang hiện đại hóa với tốc độ ngày càng tăng, đặc biệt là tự động hoá các quy trình thủ công. Ngoài việc đầu tư vào các gói phần cứng hoặc phần mềm, các doanh nghiệp logistics cũng đang đầu tư để trở nên phát triển nhanh hơn về mặt công nghệ...", báo cáo chỉ rõ.

2 xu thế chủ phát triển chủ đạo

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2019: Hiện nay có 2 xu thế chủ đạo phát triển ngành logistics Việt Nam.

Thứ nhất là xu thế phát triển logistics trong thương mại điện tử - bán lẻ.

Đa số các chuyên gia trong ngành logistics đều cho rằng năm 2018 - 2019 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của vận tải và logistics trong thương mại điện tử Việt Nam.

Sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải và logistics, đặc biệt là dịch vụ giao hàng tăng cao. Quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, tăng trưởng 24%, số lượng đơn hàng qua công ty giao hàng nhanh tăng trưởng trung bình 45% giai đoạn 2015 - 2020 và có thể đạt 530 triệu đơn hàng vào năm 2020.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ như Vincommerce, Thế giới di động, FPT, Lotte, Aeon… đang định hướng phát triển thương mại điện tử, hay việc các “ông lớn” ngành thương mại điện tử như Alibaba, Amazon… gia nhập vào Việt Nam đã làm thị trường logistics sôi động hơn, đi kèm theo đó là yêu cầu phải có sự đầu tư công nghệ và độ kỹ lưỡng trong dịch vụ vận tải và logistics.

Thứ hai là xu thế mua bán và sáp nhập (M&A) ngành logistics.

Việt Nam hiện đang có chủ trương huy động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư hạ tầng thông qua phương thức chuyển nhượng quyền khai thác một số hạ tầng (logistics, sân bay, cảng biển…), thu hút nhiều nhà đầu tư lớn với các thương vụ được dự tính sẽ có quy mô hàng tỷ USD.

Năm 2017 – 2018, ngành logistics chứng kiến nhiều vụ M&A lớn như: Gemadept chuyển nhượng vốn cho CJ Logistics; Samsung SDS hợp tác với Minh Phương Logistics…

Tương tự, năm 2019 cũng đã diễn ra hàng loạt thương vụ M&A trong ngành logistics. Đó là: Tập đoàn Sumitomo cùng với công ty hậu cần Suzuyo và một quỹ công tư Nhật Bản đã chi khoảng 4 tỷ Yên (37 triệu USD) để mua 10% vốn tại Công ty Cổ phần Gemadept; Công ty Symphony International Holdings thông báo đã chi ra khoảng 42,6 triệu USD để mua cổ phần của Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (Indo Trans Logistics Corporation - ITL Corp).

2 tập đoàn Minae Financial Group và Naver có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc đã mua 2 trung tâm cung ứng hàng hóa tại Việt Nam với giá 53 tỷ won (47,01 triệu USD)...

“Với đặc thù là ngành có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự tham gia của các tên tuổi lớn nước ngoài được kỳ vọng sẽ "vá lỗ hổng" về vốn, nhân sự, công nghệ… cho các doanh nghiệp trong nước”, Bộ Công Thương đánh giá.

Theo Hiệp hội Doanh dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Tham gia thị trường logistics gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức. Hiện nay, 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics…
Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

(HQ Online) - Với phương châm “Mang cảng đến gần hơn với khách hàng”, Depot thuộc cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài là giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại Tây Ninh và vùng giáp ranh Việt Nam - Campuchia.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí

Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí

(HQ Online) - Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 đã giảm được trung bình 23% chi phí logistics so với phương pháp truyền thống. Thời gian xử lý đơn hàng giảm trung bình 35% nhờ tự động hóa.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình

Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình

Hiện nay, mọi phương diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, thương mại… đã có những bước tiến rõ rệt, để nền kinh tế tiến vào "kỷ nguyên mới".
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản

Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản

Việt - Lào với tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, sản xuất nông sản là cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai nước trong quan hệ hợp tác, đầu tư.
Triển khai thi công xây dựng trụ sở Hải quan Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Triển khai thi công xây dựng trụ sở Hải quan Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Việc thi công xây dựng trụ sở Hải quan Cảng Hàng không quốc tế Long Thành cần nỗ lực tối đa, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2025.
IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh

Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), đã có bài phát biểu truyền cảm hứng, nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

Anh hùng Lao động (AHLĐ) Thái Hương nhận định, các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đang đứng trước cơ hội phát triển và bứt tốc để trở thành một trong những mũi nhọn của nền kinh tế.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động