2 tháng đầu năm: Sản xuất công nghiệp khởi sắc
Dù nhiều khó khăn, tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Thanh Nguyễn |
Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính
Theo Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất thiết bị điện tăng 27,9%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 21,2%, sản xuất trang phục tăng 20,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 15%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 11%; sản xuất xe có động cơ tăng 10,8%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 10,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) tăng 10,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 9,7%. Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm gồm: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 11,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 11,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 10,8%, khai thác quặng kim loại giảm 9,6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%. |
Phát biểu mở đầu phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 2/2022 diễn ra ngày 3/3/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, tháng 2/2022 có tết Nguyên đán, tình hình quốc tế và trong nước có thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn. Áp lực lạm phát các nước tăng cao, giá nguyên vật liệu, cước vận tải tăng cao, giá xăng dầu tăng nhanh; tình hình chính trị, quân sự ở Ukraine... đã tác động tình hình trong nước. Cùng với đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các ca nhiễm do biến chủng Omicron lan nhanh. Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội tháng 2/2022 và 2 tháng đầu năm tiếp tục có chuyển biến tích cực, khởi sắc, tiếp tục đà phục hồi trên tất cả các lĩnh vực cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khôi phục thị trường lao động…
Về mặt số liệu cụ thể, theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 2/2022 ước tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. “Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính. Nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,1%, đóng góp 5,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Đánh giá cao kết quả tăng trưởng sản xuất công nghiệp đạt được, PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) phân tích: thời gian qua, hoạt động của các khu công nghiệp, kể cả phía Bắc và phía Nam đã bắt đầu ổn định lại. Chuỗi cung ứng được nối lại, các hoạt động xúc tiến được khôi phục và sự liên kết giữa các bộ phận đã được cải thiện. DN tìm ra cách để thích nghi với hoàn cảnh mới trong điều kiện Covid-19 còn đang diễn biến hết sức phức tạp.
“Đáng chú ý, XK của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm được tập trung vào các mặt hàng chủ lực. Kim ngạch XK các mặt hàng về dầu thô, khoáng sản… giảm xuống ở mức tối thiểu; bù vào đó là tăng cường XK các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Việt Nam có tới 9 mặt hàng đạt kim ngạch XK 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch XK 5 tỷ USD trở lên. Đó đều là những mặt hàng công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, ví dụ như điện thoại, linh kiện, điện tử, máy móc, thiết bị…”, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
Nỗi lo dịch bệnh, biến động giá xăng
Thời gian tới, sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo có khá nhiều cơ hội để tăng tốc, đặc biệt khi đơn hàng XK của nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tương đối dồi dào, điển hình như dệt may, da giày…
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần May 10 chia sẻ, khác với mọi năm sau tết Nguyên đán ngành dệt may thường ít việc, năm nay lượng đặt hàng của May 10 đã tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước. “Đến nay, May 10 đã có đơn hàng ký kết đến hết quý 2/2022. Thậm chí, các mặt hàng chủ lực như veston và sơ mi sau 15 tháng trống đơn thì nay đã có đơn đặt hàng đến hết quý 3/2022”, ông Thân Đức Việt nói.
Tương tự, với ngành da giày, đại diện Hiệp hội Da giày Việt Nam thông tin, nhịp độ sản xuất của các DN, nhất là DN da giày ở khu vực phía Nam từ đầu năm đến nay khá tốt. Nhiều DN trong ngành đã có đơn hàng XK ít nhất đến hết quý 2/2022. Đây là cơ sở tốt cho các DN đẩy nhanh sản xuất, lấy lại tăng trưởng sau thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Tuy nhiên, điều nhiều DN lo ngại là tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp khiến số công nhân trong các nhà máy trở thành F0, F1 gia tăng, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, giao hàng. Đặc biệt, giá xăng dầu biến động mạnh theo chiều hướng tăng đang tạo áp lực lớn lên chi phí logistics.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu Đan TPHCM chia sẻ, hiện nhiều DN dệt may đặt nhà máy sản xuất ở nhiều địa phương, chưa kể DN phải thường xuyên vận chuyển nguyên phụ liệu từ cảng về nhà máy phục vụ sản xuất, hàng hóa phục vụ XK. “Phí vận chuyển, giao nhận hàng hóa giữa các nhà máy sẽ tăng theo giá xăng. Ngoài ra, với một số DN có khâu sản xuất như dệt hoàn tất sẽ bị tác động mạnh hơn, do các máy móc sử dụng dầu FO để chạy”, ông Hồng nói.
Để hỗ trợ DN công nghiệp giảm bớt áp lực khó khăn, ông Nguyễn Phương Đông, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cho rằng thời gian tới, Chính phủ cần đẩy nhanh triển khai các gói hỗ trợ vốn cho DN, có sự điều tiết phù hợp giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu nhằm chia sẻ “gánh nặng” với DN. “Về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8%, việc thực thi chính sách cần được phổ biến rõ hơn, tránh tình trạng mỗi địa phương hiểu một cách khác nhau và khó áp dụng thống nhất cho DN”, ông Đông bày tỏ quan điểm.
Riêng về câu chuyện cung ứng cũng như điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương thông tin, thời gian qua các DN đầu mối đã đẩy mạnh NK xăng dầu. Chỉ tính riêng tháng 2/2022, lượng xăng dầu NK đã đạt mức 1,45 triệu m3, tăng cao gấp 3 lần so với các tháng thông thường. Nguồn cung xăng dầu cho thị trường từ các nguồn trong quý 1/2022 được bảo đảm.
Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc bảo đảm tổng nguồn cung xăng dầu trước mắt trong quý 2/2022 theo phương thức phân giao lại tổng nguồn và hạn mức NK xăng dầu tối thiểu bổ sung cho các thương nhân kinh doanh đầu mối. Theo đó, các DN đầu mối sẽ được phân giao chỉ tiêu NK khoảng 2,4-2,5 triệu m3 xăng dầu, gồm lượng xăng dầu thiếu hụt do sản xuất trong nước không đạt kế hoạch sản lượng và 20% lượng NK bổ sung để đảm bảo cho nhu cầu phục hồi kinh tế.
Việc điều hành giá xăng dầu sẽ theo tinh thần của Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, có tính đến các tình huống cấp bách, tiệm cận với giá thế giới. Theo đó, tiếp tục thực hiện điều hành giá theo chu kỳ 10 ngày, tuy nhiên khi cần, cứ 2 ngày một lần, Tổ Tư vấn liên Bộ Công Thương - Tài chính phải họp, thống nhất, báo cáo với lãnh đạo hai Bộ để báo cáo với Chính phủ xin ý kiến cho kỳ điều hành tiếp theo.
Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp nói chung từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương xác định tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng. Cùng với đó, ngành Công Thương sẽ triển khai hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, người dân, giúp DN khôi phục các nguồn lực về tài chính và lao động, phục vụ cho sản xuất.
“Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho DN để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm NK nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...” đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics