Yêu cầu đối với hàng thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc
Trầy trật mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD | |
Nông, thủy sản đi Trung Quốc: Cần chấp nhận "cuộc chơi" | |
Cần thông tin kịp thời về chính sách biên mậu của Trung Quốc |
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Trung Quốc chuyển mạnh sang hướng nhập khẩu chính ngạch
Theo Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch Trung Quốc-AQSIQ (nay là Tổng cục Hải quan Trung Quốc), thủy sản XK vào Trung Quốc phải đáp ứng một số yêu cầu như: Thủy sản phải được sản xuất tại cơ sở sơ chế, chế biến nằm trong danh sách được phép XK thủy sản vào Trung Quốc.
Riêng đối với cơ sở thu gom, bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng sống cần đảm bảo nguồn tôm sống được thu gom từ các cơ sở nuôi có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cho phép XK vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, bao gói, ghi nhãn đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc kèm theo chứng thư an toàn thực phẩm do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp.
Về một số quy định NK thủy sản của Trung Quốc, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết từ cuối năm 2018, Trung Quốc đã chuyển mạnh sang hướng NK chính ngạch hàng thủy sản Việt Nam. Do đó, phía Trung Quốc yêu cầu thủy sản XK sang nước này (kể cả tiểu ngạch và chính ngạch) được thực hiện theo các Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Theo đó, lô hàng thủy sản NK vào Trung Quốc phải được sản xuất bởi DN trong danh sách được phép XK vào Trung Quốc (hiện nay có 680 cơ sở, cập nhật mới nhất ngày 24/1/2019), có bao bì thông tin ghi nhãn mác xuất xứ rõ ràng và kèm theo chứng thư do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đang tiếp tục đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc cập nhật bổ sung trên 60 DN/cơ sở đủ điều kiện XK vào thị trường Trung Quốc.
Về danh mục sản phẩm được phép XK chính ngạch, theo danh mục trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hiện có 128 loài/dạng sản phẩm thủy sản Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc.
Tăng trưởng liên tục, xuất khẩu thuỷ sản đối mặt hàng loạt thách thức (HQ Online) - Mặc dù xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng ngành thủy sản cũng đang phải ... |
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết thêm, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tục có văn bản gửi phía Trung Quốc đề nghị xem xét, bổ sung một số loài như: Nghê, cua biển, tôm hùm, ghẹ; bổ sung một số dạng sản phẩm như tôm thẻ, tôm sú ướp đá… cũng như đề nghị được hướng dẫn để hoàn thiện các thủ tục đăng ký để bổ sung các sản phẩm mới như cá rô phi, cá hồi, cá cờ, cá thu… vào danh mục được phép XK vào Trung Quốc.
Tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác
Quy định về bao bì, nhãn mác cũng là yếu tố quan trọng trong quy định NK thủy sản của Trung Quốc. Cụ thể, bao bì được đóng gói chắc chắn, đồng nhất 1 loại, 1 mầu, cùng kích thước. Chủng loại bao bì đối với từng loại hàng hóa thông thường hiện nay được cơ quan chức năng Trung Quốc hướng dẫn như sau:
Hàng thủy sản ướp đá (ướp lạnh): Thùng xốp, được phép quấn băng dính để gia cố đảm bảo chắc chắn nhưng không được dán che nhãn mác; vị trí in nhãn mác trên nắp hoặc thành thùng đều được nhưng phải thống nhất 1 vị trí, in ngay ngắn, chữ không được nhòe, dễ đọc; phải in trước khi đóng gói sản phẩm.
Đối với hàng đông lạnh, bao bì là thùng các-tông, sản phẩm được đóng gói bằng nilong trước khi cho vào thùng.
Đối với hàng tươi sống, phải đựng trong khay nhựa (cua) và thùng xốp (đối với tôm hùm) hoặc vật liệu khác để phù hợp với điều kiện sống của hàng thủy sản.
Về nhãn in trên bao bì phải thống nhất tại một vị trí đối với một loại hàng hóa và phải được in trước khi đóng gói hàng hóa. Nhãn mác từng loại hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên khoa học, tên thường gọi và các thông số khác theo quy định, in trên thành và nắp đều được; riêng thông số ngày sản xuất và số lô được phép đóng dấu sau khi in cho phù hợp với ngày sản xuất và số lô của lô hàng nhưng phải rõ nét, không được nhòe mờ; phần số đóng dấu phải cùng kích cỡ về chữ theo nhãn, đóng dấu ngay ngắn; tuyệt đối không được dán nhãn mác dưới mọi hình thức; nhãn mác phải in ngay ngắn, chữ không được nhòe, dễ đọc; phải in trước khi đóng gói sản phẩm. Đối với hàng tươi sống phải bảo quản, đựng trong khau nhựa phải in nhãn chìm trên tấm nhựa của khau (nắp hoặc thành đều được).
Về chất lượng và một số chỉ tiêu sinh hóa, DN XK thủy sản sang Trung Quốc cần lưu ý các chỉ tiêu sinh hóa, chất lượng được thực hiện theo chứng thư kiểm dịch được cấp. Tuy nhiên, khi thông quan, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm dịch hậu kiểm các lô hàng.
Trong trường hợp vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu sinh hóa, phía Trung Quốc sẽ gửi thông báo để DN có sản phẩm phải khắc phục. Nếu những lô hàng tiếp theo bị vi phạm sẽ bị đưa vào luồng đỏ hoặc bị đình chỉ XK.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics