Xuất khẩu vẫn là lực kéo chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2021
Kịch bản kinh tế nào cho giai đoạn 2021-2023? | |
Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu vui trong 2 tháng đầu năm | |
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm được dự báo như thế nào? |
Theo ông đâu sẽ là những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới?
Có 3 động lực quan trọng để đạt mức tăng trưởng trong quý 1 là sự phục hồi của ngành nông nghiệp, thứ hai là kim ngạch xuất khẩu rất tốt trong bối cảnh thương mại toàn cầu phục hồi và thứ ba là thu hút đầu tư nước đều có sự gia tăng về vốn đăng ký, vốn bổ sung cũng như giải ngân vốn FDI tăng. Sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc và các nước gần Trung Quốc sang Việt Nam rất tích cực.
Tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp như đã xuất hiện biến thể mới, cũng như việc phân phối và tiêm vắc xin vẫn còn vấn đề và đáng chú ý là tình trạng lây lan đối với cả những người đã tiêm và các nước láng giềng xung quanh Việt Nam vẫn chưa khống chế được dịch và đang có nguy cơ vỡ trận.
Bên cạnh đó, những rủi ro về tăng giá nguyên vật liệu, rủi ro về nguồn cung cũng là một thách thức khi giá dầu thô từ đầu năm đến giờ đã tăng 30%. Trong trường hợp, nếu cả năm 2021, giá dầu thế giới tăng 30% thì CPI của Việt Nam có thể sẽ tăng từ 0,4-0,5%, hàng hoá cơ bản cũng đã tăng 40% so với cùng kỳ. Các nguyên vật liệu như sắt thép, kim loại đã tăng 30-40% từ đầu năm đến nay. Ngành thép đang kêu rất khó khăn về nguồn cung đặc biệt là thép chế tạo, trong khi đó nhu cầu về đầu tư công, nhu cầu về cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn.
Một thách thức nữa đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là rủi ro về bất ổn tài chính và bong bóng tài sản. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách, nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh. Khối doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19, nhưng quá trình triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ còn chậm cũng là những thách thức không nhỏ.
Trong các quý tiếp theo, xuất khẩu có phải là lực kéo chính của nền kinh tế trong năm 2021 không, thưa ông?
Trong quý 1/2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước và có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mức tăng trưởng cao và trong các quý tiếp theo tôi có thể chắc chắn rằng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều triển vọng nhất là trong bối cảnh Việt Nam có nhiều FTA có hiệu lực , phát huy tốt. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, tuy vẫn còn dịch bệnh nhưng vận tải, logistics để phục vụ xuất nhập khẩu của chúng ta vẫn được duy trì ở mức tích cực. Tất nhiên, có bị tăng giá và có những điểm nghẽn nhưng trong các quý tới, xuất khẩu vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng của Việt Nam.
Để đạt được mức tăng trưởng năm 2021 là 6,5% thì ngay từ quý 2, GDP sẽ phải đạt mức tăng trưởng hơn 7%. Theo ông, để đạt được mức tăng trưởng trên trong quý 2 thì nền kinh tế Việt Nam sẽ cần áp dụng những biện pháp gì?
Trong quý 2 sẽ có 2 nhân tố chính mà chúng ta sẽ phải tập trung hơn. Thứ nhất, so sánh với quý 2 của cùng kỳ năm trước, chúng ta có nền rất thấp với mức GDP đạt 0,39%. Thứ hai, để phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ đã đặt trọng tâm vào thúc đẩy 3 lĩnh vực: Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đây được xem là "cỗ xe tam mã" kéo tăng trưởng kinh tế đi lên trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới, “cỗ xe tam mã” vẫn tiếp tục tăng trưởng trong quý 2. Theo đó, về đầu tư tôi kỳ vọng ngoài đầu tư công thì đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng tốt và đầu tư tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn.
Liên quan đến tiêu dùng, tôi kỳ vọng tiêu dùng trong quý 2 sẽ tăng trưởng cao hơn trong quý 1, vì như tôi vừa phân tích quý 1, dịch vụ, tiêu dùng vẫn có sự tăng trưởng tương đối thấp so với tiềm năng cũng như quy mô của nền kinh tế, của thị trường tiêu dùng Việt Nam. Khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường hơn, niềm tin của người dân tốt lên, tôi cho rằng, thị trường tiêu dùng sẽ được thúc đẩy. Đây cũng chính là cơ sở để tôi dự báo mức tăng trưởng GDP trong quý 2 có thể đạt mức 7,2-7,4%.
Dự báo về tình hình kinh tế trong năm 2021, tôi cho rằng Việt Nam có thể đạt mức 6,5%-7% do nền tăng trưởng của năm 2020 rất thấp. Và đặc biệt, Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ gói kích cầu của Mỹ, đây là gói kích cầu có tác dụng thiết thực đối với không chỉ Mỹ, thế giới mà cả Việt Nam. Sau khi phân tích các tác động của gói kích cầu này đối với xuất khẩu, đối với đầu tư của Việt Nam, tôi thấy rằng nếu gói kích cầu trị giá 1,9 nghìn tỷ USD này được giải ngân hết thì GDP của Việt Nam tăng thêm 0,76% trong năm nay.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh lại rằng, sẽ là một thách thức rất lớn trong các quý tiếp theo để đạt được mức tăng trưởng GDP từ 6,5%-7% trong năm 2021. Nếu muốn đạt được mức trên thì GDP quý 2 phải đạt 7,4-7,6% và quý 3, quý 4 mức tăng trưởng phải đạt từ 6,4-6,8%.
Quan điểm của tôi trong năm nay là chúng ta cần hết sức thận trọng trong ứng xử với lạm phát, không được quá thắt chặt mà cần để nền kinh tế phục hồi và tạo việc làm cho người lao động. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chấn chỉnh các cơn sốt. Bởi những cơn sốt sẽ tạo ra sự bất ổn, bong bóng và tạo ra tính không bền vững.
Về chứng khoán, ta cần hết sức bình tĩnh, khi các nhà đầu tư F0 đã bắt đầu quan tâm đến thị trường trái phiếu hơn, đây là tích cực nhưng cũng cần không để phát triển quá nóng, thiếu minh bạch.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
18:33 | 26/11/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
18:35 | 25/11/2024 Kinh tế
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Giải bài toán quy hoạch và kết nối
13:16 | 26/11/2024 Kinh tế
Sắp có nhóm hàng nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD
10:49 | 26/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
08:30 | 26/11/2024 Kinh tế
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT phải thuận tiện cho người nộp thuế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Linh làm Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics