Xuất khẩu thủy sản sẽ nhanh chóng trở lại guồng tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản vượt 10 tỷ USD nhưng doanh nghiệp đang lo vượt khó | |
Tăng tốc gỡ “thẻ vàng” IUU tháo “nút thắt” xuất khẩu hải sản sang EU | |
Mở rộng xuất khẩu thủy sản sang thị trường ngách |
Thủy sản Việt Nam hấp dẫn nhiều khách nước ngoài tại triển lãm thủy sản quốc tế tổ chức cuối tháng 8/2022. Ảnh: T.H |
Vượt khó
Là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Sao Ta chia sẻ kinh nghiệm ứng xử khi khó khăn dồn dập đến. Theo ông Lực, Sao Ta hoạt động trên nền tảng chiến lược 5 năm, với mục tiêu tài chính, đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động. Doanh nghiệp này coi trọng huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nên doanh nghiệp có chỉ số nợ trên vốn rất thấp; nợ vay trên thu nhập ngang bằng nhau.
Năm 2023, ngành thủy sản sẽ theo xu hướng đi ngược lại năm 2022. Nếu như quý 1, quý 2/2022 tăng trưởng tốt, quý 3 bắt đầu khó khăn, quý 4 rất khó khăn, thì sang năm 2023, quý 1 tăng trưởng chậm, quý 2 ổn định, quý 3 và 4 sẽ vượt lên- TS. Đinh Thế Hiển. |
“Để vượt qua khó khăn, Sao Ta đã giảm tối đa hàng tồn kho, thậm chí giá rẻ, lỗ cũng phải bán; giảm chi phí, tiết kiệm tối đa, rà soát hết định mức; coi trọng ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, công đoạn nào ứng dụng được công nghệ phải làm ngay, nhằm nâng cao quản trị, tăng năng xuất, giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm...”- ông Lực chia sẻ.
Không chỉ vậy, dẫn câu chuyện liên kết chuỗi trong sản xuất ngành thuỷ sản, để vượt qua thách thức khó khăn, ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đánh giá trường hợp của Sao Ta rất thành công nhờ sớm triển khai hệ thống nuôi tôm ở quy mô trang trại, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp một phần chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu, thông qua đó hiểu hơn về chuỗi sản xuất của chính doanh nghiệp. Đây cũng là một trong cách vượt qua những thách thức đối với xuất khẩu thủy sản hiện nay.
Ông Huỳnh Thanh Tân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau nhận định, hoạt động xuất khẩu sẽ gặp một số khó khăn và thách thức khi nhu cầu của thế giới đang chậm lại. Nguyên nhân chính là ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái, nhất là ở các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, châu Âu. Nhiều đồng tiền đang mất giá so với đồng USD đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà nhập khẩu nên nhu cầu nhập khẩu thủy sản cũng giảm. Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu.
Đánh giá về những tác động hiện tại của ngành thủy sản, ông Trương Đình Hòe cho rằng, thực tế đối với doanh nghiệp thủy sản hiện khá khó khăn. Đây không phải là khó khăn của năm tới mà là khó khăn của cuối năm 2022 chuyển sang năm 2023. Thị trường không thể xuống mãi được, vẫn sẽ có lúc lên nhưng quan trọng thị trường lên trở lại khi nào. “Kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam được đánh giá là khá tốt nên sẽ không bị tác động nhiều bởi vấn đề bên ngoài như năm 2008. Ngoài ra, sức khoẻ của doanh nghiệp hiện nay không thể nói là mạnh nhưng chắc chắn sẽ vững hơn giai đoạn 2008. Trên cơ sở đó, chúng ta không nên quá bi quan mà doanh nghiệp phải tiếp tục cầm cự và đón bắt các cơ hội trong thời gian tới”- ông Trương Đình Hòe chia sẻ.
Dòng vốn vào ngành thủy sản sẽ thuận lợi hơn
Nhìn từ góc độ tài chính, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đánh giá lạc quan về các doanh nghiệp thủy sản khi ông cho rằng, trong cơ cấu xuất khẩu 10 tháng 2022, thủy sản là ngành có mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ, trên 30%. Tình hình sử dụng vốn huy động của các công ty niêm yết ngành thủy sản khá ổn định, doanh thu tạo ra hài hòa với lượng vốn. Trong năm 2022, các công ty niêm yết ngành thủy sản có cơ cấu vốn khá tốt so với ngành công nghiệp.
TS. Đinh Thế Hiển dự báo quý 4/2022 và quý 1/2023 là giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, đến hết quý 4/2022 hệ thống ngân hàng thương mại sẽ ổn định, đến quý 1/2023 thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tốt trở lại. Lãi suất cho vay hết quý 1/2023 sẽ hạ nhiệt, còn khoảng 10-14%, nguồn vốn vào sản xuất từ quý 1/2023 bắt đầu tốt và quý 2 sẽ tăng mạnh. Riêng ngành thủy sản là ngành vốn lưu động, nghĩa là luôn được ngân hàng ưu tiên cho vay, trong khi đó doanh thu ngành này vẫn tốt, nên dự báo năm tới, dòng vốn vào ngành thủy sản sẽ thuận lợi hơn những ngành khác.
Không chỉ có lợi thế trong huy động vốn, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có công nghệ chế biến thủy sản hiện đại nhất. Theo ông Trương Đình Hòe, hiện có hơn 700 cơ sở chế biến đạt chứng nhận bắt buộc của EU, Trung Quốc. USDA công nhận tương đương cho ngành xuất khẩu cá tra. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp có chứng nhận bền vững quốc tế ngày càng tăng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu.
“Từ thực tế trên, năm 2023 ngành thủy sản sẽ theo xu hướng đi ngược lại năm 2022. Nếu như quý 1, 2/2022 tăng trưởng tốt, quý 3 bắt đầu khó khăn, quý 4 rất khó khăn, thì sang năm 2023, quý 1 tăng trưởng chậm, quý 2 ổn định, quý 3 và 4 sẽ vượt lên. Tăng trưởng năm 2023 không thua năm 2022, trong đó thị trường mạnh nhất là Mỹ”- TS. Đinh Thế Hiển nhận định.
Dự kiến đến cuối tháng 11, doanh số xuất khẩu thủy sản sẽ vượt mốc 10 tỷ USD. Hết năm 2022, kim ngạch toàn ngành sẽ lần đầu tiên đạt 11 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm dự kiến đạt 4,3 tỷ USD, cá tra vượt qua 2 tỷ USD và có thể đạt 2,5 tỷ USD; cá ngừ lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD; nhóm hải sản ước đạt 3,2 tỷ USD...
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics