Xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm sẽ đuối hơn?
VASEP kiến nghị gỡ vướng cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm | |
Doanh nghiệp thủy sản ứng phó với khó khăn nửa cuối năm | |
Nâng cao tỷ lệ chế biến sản phẩm nông, thủy sản chủ lực có lợi thế xuất khẩu |
Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực chế biến gia tăng xuất khẩu. Ảnh: ST |
XK tăng trưởng ở các thị trường lớn
Kết quả XK thủy sản trong nửa đầu năm 2022 khởi sắc xuất phát từ hai mặt hàng chủ lực tôm và cá tra. Trong đó, cá tra có tốc độ trưởng khá cao. Kết quả XK cá tra tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng trị giá XK cá tra đạt 1,4 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Điển hình là thị trường Trung Quốc - Hồng Kông có tốc độ XK tăng gấp hơn 2 lần. Trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù phải đối phó với chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc, nhưng các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam đã nỗ lực khắc phục, nâng cao chất lượng XK. Tổng trị giá XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 427,6 triệu USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước.
XK tôm sang thị trường Trung Quốc cũng đạt kết quả rất khả quan. Sau khi tăng mạnh 3 con số 125%-140% từ tháng 3 đến tháng 5, XK tôm sang Trung Quốc trong tháng 6 tăng 32% đạt gần 58 triệu USD. Nửa đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt gần 333 triệu USD, tăng 84%. Thị trường này được đánh giá có nhu cầu tiêu thụ tốt từ nay đến cuối năm, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra. |
Cũng tăng trưởng rất cao, XK cá tra sang thị trường Mỹ tính tới hết tháng 6/2022, đạt 356,4 triệu USD, tăng 111% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 25% tổng giá trị XK. Đứng thứ 3 trong top các thị trường XK cá tra lớn nhất là khối thị trường CPTPP. 6 tháng đầu năm nay, tổng trị giá XK cá tra sang thị trường này đạt 180 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ trước. Trong đó, đáng chú ý là thị trường Mexico. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối đạt 62,4 triệu USD, tăng 68,5%. Với kết quả này, giá trị XK cá tra của Việt Nam sang Mexico đã vượt qua Thái Lan và Brazil -vốn được đánh giá là hai thị trường tiềm năng hơn.
Tương tự, mặt hàng XK chủ lực tôm cũng có tốc độ tăng trưởng rất tốt trong những tháng đầu năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm 2022, XK tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ và chiếm 40% tổng XK thuỷ sản. Trong đó, thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng tốt, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này khá ổn định. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dương liên tục dao động từ 6%-23%. Lũy kế 6 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt gần 333 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ.
Tương tự thị trường Nhật Bản, XK tôm sang EU khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay. XK tôm sang thị trường này trong tháng 6 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, tăng 37% đạt trên 74 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, XK sang thị trường này đạt 378 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ. Nhu cầu tại EU hồi phục sau Covid, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các doanh nghiệp Việt tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Bắt đầu giảm tốc từ tháng 6
Sau khi tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm, XK hai mặt hàng chủ lực đã có dấu hiệu giảm tốc. Đáng chú ý, mặt hàng tôm đã giảm từ tháng 6, đây là tháng đầu tiên trong năm nay, XK tôm ghi nhận tăng trưởng âm, sau khi liên tục tăng trưởng dương 2 con số trong 5 tháng trước đó. Tháng 6, trị giá XK tôm giảm nhẹ 1% đạt gần 416 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, XK tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP, nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước hạn chế, nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường Mỹ, EU chững được coi là một trong những nguyên nhân khiến kết quả XK tôm trong tháng 6 không được như mong đợi. Kim ngạch XK tôm tăng mạnh bất thường trong những tháng đầu năm nay còn được cho là do chi phí cước tàu tăng, góp phần làm tăng giá bán; hậu quả Covid-19 cuối năm 2021 khiến không ít doanh nghiệp tôm giảm chế biến và đẩy mạnh trả nợ đơn hàng vào đầu năm nay và lạm phát tăng cũng phần nào tác động làm tăng giá tiêu thụ tôm.
Theo phân tích của bà Kim Thu, trong top 4 thị trường chính của tôm Việt Nam, XK sang Mỹ giảm, XK sang Trung Quốc không tăng trưởng mạnh như tháng trước đó. Cụ thể, XK tôm sang Mỹ trong tháng 6 lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm. XK tôm sang Mỹ ghi nhận tăng trưởng tốt từ đầu năm tới tháng 4, tháng 5 XK bắt đầu chững và giảm tương đối mạnh trong tháng 6. Tháng 6, XK tôm sang Mỹ đạt trên 93 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ. Nhu cầu thị trường Mỹ được dự báo tăng nhẹ sau tháng 9 để phục vụ cho nhu cầu của lễ hội cuối năm.
Tốc độ tăng trưởng XK tôm Việt Nam sang EU trong các tháng của quý 2 năm nay thấp hơn so với các tháng quý 1. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong những tháng tới sẽ tiếp tục phải chịu tác động từ lạm phát tại châu Âu, đồng EUR mất giá so với USD. Nền kinh tế các nước châu Âu cũng đang phải đối phó với khủng hoảng từ cuộc chiến Nga-Ukraine, chi phí xăng dầu, giá cả hàng hóa tăng cao. Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU những tháng tiếp theo có thể chững và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào những tháng cuối năm.
Theo lãnh đạo VSEP, tình hình XK tôm 6 tháng cuối năm sẽ không khởi sắc như đầu năm. Doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu và những thách thức còn tồn tại từ nửa đầu năm. Tuy nhiên, thành quả của 6 tháng đầu năm được coi như là nền tảng để ngành tăng tốc, cộng với sự linh hoạt của người nuôi tôm, sách lược thị trường phù hợp của doanh nghiệp, kim ngạch XK tôm của nước ta trong năm nay dự kiến vẫn tăng trưởng ít nhất 10%, đạt khoảng 4,2 tỷ USD.
Cùng với mặt hàng tôm, XK cá tra cũng được các chuyên gia dự báo sẽ giảm tốc từ quý 3/2022. Đáng chú ý, trong 2 tháng trở lại đây, tăng trưởng XK cá tra sang thị trường Mỹ đã bắt đầu chậm lại. Theo nhận định của các nhà nhập khẩu, tình hình tiêu thụ thủy sản nói chung, trong đó có cá tra tại Mỹ có dấu hiệu chững. Lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị tiện ích, doanh số bán thủy sản đông lạnh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát gia tăng, nhưng không nghiêm trọng bằng doanh số bán hàng tươi sống. Kho hàng thủy sản nhập khẩu Mỹ vẫn còn đầy. Do đó, có thể trong quý tới, XK cá tra sang Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn so với các quý trước. Nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn, dự kiến kim ngạch XK thủy sản sẽ thấp hơn nửa đầu năm.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics