Xuất khẩu nông sản - Chất lượng và nguồn cung quyết định
Thênh thang cơ hội xuất khẩu nông sản hữu cơ | |
Nhiều đặc sản vùng, miền mở đường xuất ngoại | |
Thủ tục thông quan hàng nông sản được thực hiện bằng phương thức điện tử và tính bằng giây |
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT). |
Gần đây, nhiều chuyến hàng sầu riêng đã XK suôn sẻ chính ngạch sang Trung Quốc. Ngoài sầu riêng, cơ hội gia tăng mặt hàng nông sản XK chính ngạch sang Trung Quốc thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Những năm gần đây, thị trường Trung Quốc ngày càng có yêu cầu khắt khe về đánh giá rủi ro liên quan đến các đối tượng kiểm dịch thực vật với các ngành hàng, đặc biệt là đối với mặt hàng rau, hoa quả nhiệt đới.
Sầu riêng là sản phẩm đầu tiên Trung Quốc áp dụng quy định mới trong việc kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói bằng hình thức trực tuyến, chính thức mở cửa XK cho trái sầu riêng của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Đây cũng là những dấu hiệu đáng mừng trong mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản khác. Thời gian tới có thể có mặt hàng như khoai lang tím, dừa, bơ… sẽ tiếp tục được Trung Quốc xem xét mở cửa.
Theo ông hiện nay, đâu là điểm yếu nổi cộm của nông sản XK, đặc biệt là mặt hàng rau quả?
Những năm vừa qua, XK rau quả đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, rất nhiều loại rau quả XK chưa thực sự xây dựng được quy trình sản xuất tốt gắn với sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu XK.
Thêm vào đó, chất lượng hàng hoá Việt Nam chưa đảm bảo sự đồng đều, dẫn tới đôi khi mở cửa được thị trường nhưng lại không đủ nguồn cung cho thị trường, tạo sự gián đoạn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khâu phát triển thị trường cũng như khẳng định vị thế, thương hiệu của sản phẩm trên thị trường NK. Đó là vấn đề cần xem xét, làm sao hài hoà được sản xuất tại các vùng, miền khác nhau.
Ví dụ, vừa qua sầu riêng được XK chính ngạch sang Trung Quốc nhưng sầu riêng sản xuất rải vụ, suốt từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 11, tháng 12. Mỗi vùng lại có mùa sầu riêng khác nhau. Tại những vùng thấp như Khánh Hoà sầu riêng thường chín sớm hơn, sau đó đến các vùng như Lâm Đồng, Đắk Lắk, tiếp theo là lên các vùng cao hơn như Gia Lai, rồi quay trở lại các vùng thấp ở ĐBSCL là Bến Tre, Tiền Giang.
Do vậy, cần đảm bảo diện tích, sản lượng để cung cấp đúng theo quy định của thị trường, đúng theo mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Trên cơ sở đó, sầu riêng Việt Nam mới có thể khẳng định được vị thế tại thị trường Trung Quốc. Hiện tại, không chỉ Việt Nam XK sầu riêng sang Trung Quốc mà còn Thái Lan, Malaysia. Sắp tới, Trung Quốc cũng sẽ xem xét mở cửa cho sầu riêng của Campuchia, Philippines, dẫn tới mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh việc xúc tiến thương mại nông sản sang thị trường nước ngoài thông qua tham gia các hội chợ quốc tế, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc mở các hội chợ quốc tế của Việt Nam nhằm thu hút các nhà NK đến với Việt Nam. Quan điểm của ông như thế nào?
Thời gian qua, Nhà nước, cụ thể Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối chính đã có nhiều hoạt động phối hợp với Bộ NN&PTNT trong xúc tiến thương mại cho các sản phẩm rau quả tại các hội chợ quốc tế. Hoạt động này diễn ra thường niên.
Tuy nhiên, Việt Nam là nước XK nông sản lớn nhưng chưa có hoạt động mang tính chất thu hút khách hàng cũng như các nhà NK đến với Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam chủ yếu “mang chuông đi đánh xứ người”, mang sản phẩm đến hội chợ, giới thiệu sản phẩm. Việt Nam cũng cần có những hội chợ mang tính quốc tế, ví dụ như Hội chợ nông nghiệp quốc tế TPHCM hay Hà Nội.
Bộ NN&PTNT đã có chương trình Triển lãm nông nghiệp quốc tế, song trên thực tế nhiều nước NK nông sản của Việt Nam chưa thực sự quan tâm, cần đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa. Cần tổ chức thành hoạt động quốc tế tại Việt Nam, của Việt Nam để thu hút các nhà NK cũng như các đối tác thương mại của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đang thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), có lợi thế về thuế.
Mở cửa thị trường XK nông sản đã khó, giữ thị trường được nhận định càng khó hơn. Ông có lưu ý đặc biệt gì đến các DN cũng như người nông dân trong vấn đề này?
Việc mở cửa thị trường XK nông sản mất rất nhiều thời gian. Trung Quốc những năm gần đây đã có yêu cầu đánh giá rủi ro để mở cửa. Các thị trường như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc còn khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, Việt Nam phải đặt bài toán đánh đổi khi cho phép họ đưa sản phẩm gì vào thị trường Việt Nam và họ cho phép Việt Nam đưa sản phẩm gì vào thị trường của họ.
Với thị trường lớn như Trung Quốc nói riêng, các thị trường XK khác nói chung, thời gian tới, để xây dựng được thị trường XK ổn định, thứ nhất là phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phải giám sát việc sử dụng hoá chất nông dược trong các khâu trồng trọt, không chỉ với sầu riêng mà với tất cả các loại hoa quả khác đã được phép XK vào thị trường Trung Quốc. Trên cơ sở đó khẳng định với thị trường Trung Quốc, sản phẩm hàng hoá của Việt Nam có chất lượng, đảm bảo an toàn.
Trên thực tế, trong những năm qua Trung Quốc đã tăng cường kiểm tra các vấn đề liên quan đến ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hoá chất nông dược trên sản phẩm. Thời gian tới, nếu họ tăng cường kiểm tra sẽ rất khó khăn cho các sản phẩm của Việt Nam nếu không đáp ứng được yêu cầu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
18:35 | 25/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines tăng gần 24% sau 10 tháng
11:55 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics