Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài 1: Một năm khó khăn
Tổng khối lượng gạo XK năm 2023 của Việt Nam đạt 8.131 triệu tấn, trị giá gần 4.7 tỷ USD. |
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm, doanh nghiệp xuất khẩu bên cạnh việc đối mặt với khó khăn về đầu ra còn canh cánh nỗi lo rủi ro ngày càng gia tăng.
Ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hiệp Long: Kỳ vọng thoát đáy Kỳ vọng thị trường xuất khẩu gỗ sẽ phục hồi nhanh trong năm 2024. Hiện Công ty đã nhận được một số đơn hàng cho vụ mới, cũng đã có khách hỏi báo giá, mẫu đã có. Thị trường đã bắt đáy và theo quy luật khi chạm đáy rồi sẽ từ từ lên. Đến nay, doanh nghiệp đang tiếp xúc với một số khách và tình hình đơn hàng 2024 khá khả thi. Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Tổng giám đốc Công ty CP giày Thăng Long: Thích ứng với yêu cầu thị trường Trong 3 quý đầu năm 2023 đơn hàng xuất khẩu sụt giảm từ 30 đến 40%, kéo theo doanh thu cũng sụt giảm khá nhiều. Vì một phần doanh thu đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động để chờ đợi sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 4/2023 cho đến năm 2024 tình hình có nhiều khởi sắc, nhiều khách hàng từ Trung Quốc sẽ chuyển về sản xuất tại Việt Nam, Thăng Long cũng là một các đơn vị được lựa chọn làm đối tác. Dù thiếu đơn hàng vẫn phải duy trì sản xuất, Hiện nay nhiều khách hàng đã ký kết được hợp đồng và đang tiến hành các công việc đầu tư và các thủ tục tiếp theo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng được yêu cầu tất cả các thị trường vấn đề xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải. Bởi hiện đây là những yêu cầu bắt buộc khi xuất sang châu Âu và Hoa Kỳ. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean): Chủ động tìm kiếm đối tác Tuy thị trường xuất khẩu chưa đạt được mục tiêu như các năm trước nhưng đơn hàng của doanh nghiệp đã dần phục hồi khoảng 60-70% so với trước. Doanh nghiệp buộc phải thích ứng với tình hình, đơn hàng năm nay không đi theo năm, theo mùa mà đi theo tháng. Quý 4/2023, ngành dệt may khởi sắc hơn khi thị trường nội địa và xuất khẩu đã có nhu cầu trở lại, điều này đã tạo động lực thôi thúc doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và hoàn thành đơn hàng sản xuất. Gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc đã tạo kỳ vọng cho sản lượng xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng tích cực. |
Khi đối tác… “gục ngã”
Công ty CP Cẩm Hà - một doanh nghiệp tại Quảng Nam chuyên sản xuất hàng nội thất xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, trong năm rồi đã công bố thông tin về việc một đối tác là Noble House Home Furniture LLC đã chính thức đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 tới Tòa án Hoa Kỳ ở quận Houston Texas. DN này cho biết doanh thu của khách hàng Noble House Home Furniture LLC bình quân chiếm khoảng 50% tổng doanh thu của Cẩm Hà. Hiện tại, Công ty đang nỗ lực tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án để thu hồi các khoản phải thu đối với khách hàng Noble House Home Furniture LLC.
Noble House Home Furniture LLC không phải là trường hợp duy nhất“gục ngã” trước bối cảnh khó khăn.
Thời gian gần đây, truyền thông quốc tế liên tục đưa tin về những khó khăn của các doanh nghiệp tại Mỹ và châu Âu do tác động lạm phát, lãi suất tăng cao và nền kinh tế bị trì trệ. Những con số thống kê cho thấy số lượng công ty vỡ nợ tại Mỹ, châu Âu đang ở mức cao kỷ lục trong hàng chục năm qua. Trong số này có không ít đại gia bán lẻ.
Điển hình như chuỗi bán lẻ hàng đầu nước Mỹ Bed Bath & Beyond đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Tòa án quận New Jersey từ tháng 4. Tại châu Âu, nhà bán lẻ danh tiếng Paperchase cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và buộc phải bán thương hiệu cho chuỗi siêu thị Tesco.
Những khó khăn, dù từ phía bên kia bán cầu, nhưng đang tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Cùng cảnh ngộ với Cẩm Hà, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại Bình Dương (xin giấu tên) cũng cho biết cách đây gần 2 năm một đối tác tại Anh phá sản khiến công ty mất trắng gần 100 tỷ đồng. Vị này cho biết, trong năm nay, rất nhiều đồng nghiệp của ông rơi vào tình trạng khách hàng nợ tiền, không trả tiền.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) thừa nhận, tình hình khó khăn của các DN tại Mỹ và châu Âu đang làm đau đầu không ít nhà xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, việc ký kết các đơn hàng cũng trở nên thận trọng hơn.
Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Lâm Việt chia sẻ, sau nhiều tháng trì trệ, gần đây đã có khá nhiều khách hàng tìm đến đề nghị đặt hàng nhưng công ty không dám nhận do lo ngại rủi ro về thanh toán trước thông tin nhiều nhà mua sỉ ở châu Âu, Mỹ có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Theo ông Liêm, tính đến thời điểm tháng 10/2023 đơn hàng của Lâm Việt mới chỉ đạt khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng đã tích cực hơn rấtnhiều so với mức trung bình chỉ 55% trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, đa phần là các khách hàng cũ đặt hàng thêm, còn với những khách hàng mới, công ty rất thận trọng. Điều này cũng khiến cho sự phục hồi trở nên chậm chạp hơn.
Không dễ tìm kiếm khách hàng mới
Để bán được hàng đã khó, doanh nghiệp còn phải chấp nhận những “luật chơi” mới của các thị trường.
Ông Nguyễn Liêm chia sẻ, mặc dù Mỹ là nơi khai sinh ra hình thức thanh toán L/C (thanh toán theo thư tín dụng), nhưng các DN Mỹ lại không chấp nhận L/C. Các DN Mỹ chấp nhận đàm phán để được trả chậm 30-60 ngày, thậm chí có thể lên đến 120 ngày. “Không đáp ứng được điều khoản này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không bán được hàng cho đối tác đó” – ông Liêm nói.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện các nhãn hàng đưa ra yêu cầu rất khắt khe về sự ổn định của chất lượng, giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng, ngoài ra còn có các yêu cầu về xanh hóa, phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội… Trong khi đó, thời gian thanh toán rất chậm, có những đơn hàng thanh toán chậm tới 60, thậm chí 90 ngày. Điều này tạo áp lực rất lớn do doanh nghiệp phải vay ngân hàng để mua nguyên liệu.
Trước tình hình khó khăn tại Mỹ và châu Âu, việc tìm kiếm các thị trường mới để bù đắp lại sự sụt giảm là điều đã được các doanh nghiệp tính tới và tích cực triển khai. Nhưng thực tế cũng không hề dễ dàng. Theo ông Liêm, thị trường New Zealand có quy mô rất nhỏ, chỉ 4,5 triệu dân. Với Ấn Độ dù đông dân nhưng lại có sự khác biệt về sản phẩm, không phù hợp có sản xuất của Việt Nam. Với thị trường Trung Đông, mỗi năm đơn hàng của Lâm Việt vào thị trường này chỉ vỏn vẹn 2 container. “Đủ cho công nhân của Lâm Việt sản xuất trong khoảng 2 giờ đồng hồ” – ông Liêm chia sẻ.
Hiện các đối tác chỉ đặt hàng ngắn hạn theo từng tháng. Mặt hàng nào tồn kho giảm mới đặt để bù vào. Nên DN luôn phải ở trạng thái sẵn sàng, có đơn hàng là đưa vào sản xuất ngay.
Ông Vũ Đức Giang cũng cho biết, hiện doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải “tự bơi” trong một số thị trường để giữ được lực lượng lao động ổn định cho sự phục hồi từ năm 2024-2025. Theo đó, doanh nghiệp phải tạm thời chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và nhằm xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài. Bên cạnh đó, nỗ lực khai thác thị trường mới, quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa. Đồng thời tìm cách giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết.
Trong khi đó, ngành gỗ lại có đặc thù riêng khiến việc tiếp cận khách hàng mới chưa thể mang lại hiệu quả tức thời. Theo chia sẻ của ông Liêm, tính từ thời điểm gặp mặt đến khi có hàng xuất đi, doanh nghiệp phải mất ít nhất một năm rưỡi. Từ ý tưởng cho ra được thiết kế phải mất ít nhất 6 tháng, sau đó đưa vào sản xuất, thử nghiệm tại các phòng lab Việt Nam và phòng lab tại Mỹ, châu Âu. Sau đó đối tác bán thăm dò thị trường rồi mới đặt hàng.
Tin liên quan
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics