Xuất khẩu gỗ trước những vận hội mới
Năm 2019, XK gỗ và lâm sản đặt mục tiêu đạt từ 10,8 – 11 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh. |
Thênh thang cơ hội
Theo Bộ NN&PTNT: Năm 2018, sản phẩm gỗ và lâm sản XK của nước ta đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với những sản phẩm mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. |
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019, toàn ngành lâm sản phấn đấu đạt giá trị kim ngạch XK tăng thêm từ 1,5 – 1,7 tỷ USD (tương ứng tăng trưởng từ 16 – 18 %) so với năm 2018, đạt tổng giá trị kim ngạch XK gỗ, lâm sản đạt từ 10,8 – 11 tỷ USD. Nhìn nhận tổng thể năm 2019 cũng như xa hơn, dễ thấy có khá nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy XK gỗ và sản phẩm từ gỗ. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phân tích: Thị trường đồ nội thất và đồ gỗ của thế giới lớn với khoảng 430 tỷ USD giá trị thương mại đồ nội thất và khoảng 150 tỷ USD giá trị thương mại đồ ngoại thất. Hiện nay, kim ngạch XK gỗ và lâm sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu. Bên cạnh các thị trường truyền thống, sự gia tăng tiêu thụ tại các thị trường mới, tiềm năng như Canada, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Trung Nam Á… mở ra cơ hội cho XK đồ gỗ của Việt Nam thời gian tới.
Ngoài ra, với việc thực hiện lộ trình của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế NK nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định sẽ tiếp tục được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa XK của Việt Nam. Cụ thể, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với các mặt hàng đồ gỗ nội thất ngay khi có hiệu lực. Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU sẽ được phê duyệt, phê chuẩn trong đầu năm 2019, mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho đồ gỗ Việt Nam khi XK sang EU, tạo uy tín quốc tế cho sản phẩm gỗ Việt Nam trên trường quốc tế... "Nguồn nguyên liệu hợp pháp bền vững trong nước ngày càng chủ động sẽ là lợi thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, đồng thời duy trì được khả năng xuất siêu ở mức cao hơn. Đây chính là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, tăng trưởng bứt phá để hướng tới một trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp, chất lượng và bền vững của thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Huỳnh Văn Hạnh- Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM cho hay: Ngành gỗ Việt Nam sau một thời gian phát triển và tích luỹ đã xây dựng được nền tảng vững mạnh về năng lực sản xuất, đổi mới máy móc công nghệ hiện đại và từng bước cải thiện công tác quản trị DN. Các thị trường XK gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu của Việt Nam đều ổn định và tăng trưởng. "Thương mại trong lĩnh vực đồ gỗ, nhờ tình hình thuận lợi, tăng khoảng 4% năm 2018, với sự tăng trưởng tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Hiện nay, các nhà XK chính là Trung Quốc, với 35% thị phần, đang gia tăng; Đức, 8% đang ở mức ổn định, Ý và Ba Lan ở mức ổn định 7%, Việt Nam 6%, đang tăng trưởng hai con số. 5 nước XK hàng đầu này chiếm 63% tổng XK đồ gỗ thế giới. Xuất phát điểm của chúng ta còn rất thấp trong khi cơ hội thị trường phía trước còn rất nhiều. Nếu có chính sách đột phá, ngành gỗ sẽ bức phá ngoạn mục" ông Hạnh nhận định.
Đáng chú ý, theo ông Hạnh, khác với nhiều loại sản phẩm, đồ gỗ thuộc nhóm nhu cầu cơ bản nên không tăng giảm bất thường. Thị trường XK đến hơn 100 nền kinh tế nên không lệ thuộc quá nhiều vào thị trường nào. DN mở được thị trường đến đâu, giữ được đến đó, không sợ bị cạnh tranh. Nguồn nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên duy nhất có thể tái tạo được ngay trong nước nên tính bền vững rất cao.
Không ít thách thức
Ngoài các yếu tố thuận lợi, đương nhiên chế biến, XK gỗ của Việt Nam cũng phải đối mặt không ít thách thức. Theo Bộ NN&PTNT, điển hình là sự thiếu hợp tác, liên kết giữa các DN sản xuất, chế biến và XK với người trồng rừng để nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng. Gỗ rừng trồng chủ yếu nhỏ, khai thác sớm, chất lượng thấp, cùng với sự phát triển nhanh của các cơ sở chế biến gỗ, nên tạo áp lực về nguồn nguyên liệu, trong khi nguyên liệu NK ngày càng khan hiếm và đắt đỏ hơn. Ngoài ra, chủ nghĩa bảo hộ quốc tế đang có xu hướng gia tăng; xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn đang là thị trường lớn của ngành này chắc chắn sẽ tác động nhiều mặt, đồng thời cả mặt thuận và không thuận đến tăng tưởng bền vững đối với ngành chế biến XK gỗ và lâm sản. Yêu cầu quản lý nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm “sạch” là thách thức đối với công tác quản lý nhà nước.
Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định phân tích: Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của đồ gỗ nội thất Việt Nam. Việt Nam đang trở thành đối thủ cạnh tranh chính, nhiều đơn hàng đang chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để XK đồ gỗ sang Hoa Kỳ với rất nhiều lợi thế tương đồng. Do vậy, dòng đầu tư nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) đổ sang cạnh tranh trực tiếp nguồn lao động và nguyên liệu, gây áp lực lên các DN trong nước. "Chiến lược giá rẻ cũng gây ra nguy cơ ngập lụt hàng hóa dẫn đến thuế chống bán phá giá, thậm chí điều tra chống gian lận thương mại đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam. Dòng chảy nguyên liệu gỗ toàn cầu vào Trung Quốc hiện dịch chuyển vào Việt Nam là một thuận lợi cho các nhà sản xuất, nhưng cũng đẩy các nhà cung cấp nguyên liệu gỗ trong nước vào tình thế khó khăn khi giá bán nguyên liệu giảm sâu", đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nói.
Một số chuyên gia nêu quan điểm, khoảng cách công nghệ và đổi mới cũng là thách thức lớn mà ngành gỗ phải nghiêm túc nhìn nhận. Lỗ hổng trong năng suất lao động, cấp quản lý và kỹ thuật vẫn tồn tại trong nhiều nhà máy chế biến gỗ. Với những hợp đồng sản xuất lớn, nhiều công ty vừa và nhỏ bị hạn chế đầu tư, không phát triển thiết kế gốc, thiếu thương hiệu riêng, ít cập nhật công nghệ đã cản trở nỗ lực giành được đơn hàng...
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến, XK gỗ bền vững, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục tạo hành lang pháp lý thông thoáng, ủng hộ nền kinh tế định hướng XK thông qua ưu đãi nguồn vốn, tăng hạn mức tín dụng cho khu vực sản xuất chế tạo và các DN quy mô vừa và nhỏ khu vực tư nhân; coi nguồn gỗ rừng trồng trong nước và gỗ NK là cơ sở đảm bảo an ninh nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; thu hút các nguồn vốn đầu tư sạch vào ngành công nghiệp đồ gỗ; thúc đẩy ngành sản xuất xanh trở thành động lực tăng trưởng kinh tế mới, là lợi thế mới trong cạnh tranh quốc tế.
Xoáy sâu phân tích ở góc độ công nghệ, bà Dương Thị Tú Trinh-Giám đốc Công ty TNHH Thượng Nguyên cho rằng: Khi cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. Đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các DN chế biến gỗ chỉ có hướng đi là cải tiến phát triển bắt kịp xu thế về công nghệ máy móc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. "Muốn làm được điều này, Nhà nước cần cơ chế khuyến khích ngành máy móc chế biến gỗ phát triển song hành cùng với ngành sản xuất gỗ để hướng tới sự phát triển bền vững. Nhà nước nên tạo điều kiện về vốn để các DN máy móc chế biến gỗ có thể mua được những công nghệ như Đức, Ý, Nhật, hay ít nhất cũng là Đài Loan (Trung Quốc) để DN máy móc chế biến gỗ tự sản xuất máy móc mang thương hiệu Việt. Nếu để DN máy móc chế biến gỗ tự tìm mua công nghệ thì hiện nay không đủ lực với những ràng buộc và kinh phí lên tới hàng triệu USD", bà Tú Anh nói.
Bà Tú Anh đưa ra những đề nghị cụ thể như: Cần có ưu đãi thuế và các điều kiện NK máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến phù hợp điều kiện công nghiệp Việt Nam từ các quốc gia phát triển (như Mỹ, Canada, Đức, Ý) được thuận lợi hơn với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ vận hành máy móc, sử dụng thiết bị, nâng cao trình độ; tạo điều kiện cho các DN được tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn ưu đãi để mua máy móc thiết bị nâng cao công nghệ chế biến gỗ, kể cả ngành công nghệ phụ trợ... Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ hóa trong sản xuất gỗ để DN gỗ tham gia vào chuỗi cung ứng, đủ tầm nhận những đơn hàng lớn hơn hiện nay.
Ông Nguyễn Tôn Quyền-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Ngành Hải quan đã đồng hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Suốt thời gian qua, XK gỗ luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định khoảng 10-15%/năm. Bên cạnh sự chủ động, nỗ lực nâng cao chất lượng, mẫu mã, đáp ứng yêu cầu thị trường từ phía DN, thành quả trên có được một phần còn nhờ sự đồng hành, trợ lực từ phía Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan, trong đó có ngành Hải quan. Thời gian qua, ngành Hải quan đã liên tục có những đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN. Đáng chú ý, ngành Hải quan đã thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia, giảm thời gian thông quan hàng hóa, đem lại những lợi ích thiết thực cho các DN XNK, trong đó có DN ngành gỗ. Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, điển hình như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA)… Điều này mở ra những cơ hội lớn cho ngành chế biến, XK gỗ của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các DN trong ngành gỗ kỳ vọng ngành Hải quan sẽ tiếp tục đồng hành, đẩy mạnh cải cách, hỗ trợ hơn nữa cho cộng đồng DN XNK nói chung và DN XNK trong ngành gỗ nói riêng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho cộng đồng DN. T.N (thực hiện) |
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
Hải quan quản lý hàng đầu tư chủ động giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics