Xuất khẩu dệt may sẽ đạt 41 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may kỳ vọng 45-47 tỷ USD trong 2023 Kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy hướng đến mốc 108 tỷ USD vào năm 2030 |
Thưa ông, trước những khó khăn của thị trường thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã xoay xở ra sao và ông đánh giá thế nào về triển vọng xuất khẩu của ngành trong năm nay?
Trong 7 tháng đầu năm 2003, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 22,7 tỷ USD, giảm 14 % so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm này thấp hơn đáng kể so với mức 17% hồi cuối tháng 6. Kết quả này là rất đáng khích lệ trong tình hình hiện nay và đã cho thấy sự nỗ lực của các DN trong ngành. Bởi các DN đã phải đối mặt với những áp lực, thách thức rất lớn trong 6 tháng cuối năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã tìm ra nút thắt và nhanh chóng thích ứng.
Theo đó, các DN thực hiện đa dạng hóa thị trường, đưa hàng dệt may Việt Nam đến 77 thị trường trên toàn cầu. Bên cạnh đó là việc đa dạng hóa dòng sản phẩm thay cho việc chuyên môn hóa như trước đây. Các DN dệt may Việt Nam cũng đã thích ứng rất nhanh với các đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn và yêu cầu chất lượng khắt khe hơn. Ngoài ra, những vấn đề về xanh hóa là điểm cộng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tôi kỳ vọng năm nay chúng ta sẽ đạt được kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỷ USD.
Chuyển đổi xanh đang là chiến lược trọng tâm của ngành dệt may Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, trong quá trình thực hiện chiến lược này, các DN đã gặp phải những thách thức nào, thưa ông?
Ngành dệt may Việt Nam đã đầu tư vào các vấn đề phát triển bền vững, xanh hóa, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, môi trường làm việc cho người lao động và công nghệ trong suốt 7 năm vừa qua, đặc biệt là trong 5 năm gần đây. Trong quá trình đó đã đặt ra không ít thách thức liên quan đến vấn đề tài chính cho đầu tư phát triển bền vững. Bên cạnh đó là thách thức về đảm bảo khả năng thích ứng Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng như những điều khoản trong các hiệp định thương mại của nước nhập khẩu. Một thách thức nữa là những rào cản kỹ thuật mà một số nước đưa ra sau Hiệp định thương mại. Đây mới chính là vấn đề khó khăn, đặc biệt là liên quan đến vấn đề các dòng sản phẩm tái chế. Hiện các nước đặt ra yêu cầu phải đưa ra tỷ lệ phần trăm tái chế trong sản phẩm sẽ xuất khẩu vào thị trường của họ.
Xin ông chia sẻ đôi nét về mức độ đáp ứng của dệt may Việt Nam về vấn đề tái chế hiện nay?
Các DN dệt may Việt Nam đã bắt đầu triển khai đầu tư vào các sản phẩm tái chế và các nước châu Âu cũng đã đặt ra vấn đề sử dụng sản phẩm tái chế nhưng áp lực chưa phải là quá lớn. Các nước đưa ra lộ trình cho chúng ta để đáp ứng các điều kiện của họ. Hiện các DN dệt may Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 15 – 18% về sản phẩm tái chế và tôi cho rằng chúng ta sẽ thích ứng kịp.
Hiện tại chúng ta đã có rất nhiều nhà máy đạt các chuẩn mực về phát triển bền vững như môi trường xanh, môi trường sạch, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, năng lượng tái tạo và đặc biệt là môi trường làm việc. Trong đó, có những nhà máy đã đạt các chứng chỉ của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các tổ chức quốc tế.
Tháng 11 tới, chúng tôi sẽ mời đại sứ các nước EU và các tổ chức, cộng đồng DN EU đi thăm một nhà máy của Việt Nam là Công ty may Tân Đệ ở tỉnh Thái Bình. Nhà máy này có 19.500 lao động nhưng nhìn từ bên ngoài lại giống như một khu rừng. Đây cũng là mô hình mà chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra các DN trong thời gian tới.
Tuy nhiên, tôi cho tằng việc các nhãn hàng đặt ra yêu cầu về sản phẩm xanh, sản phẩm bền vững hay sản phẩm tái chế cũng chỉ là một tiêu chuẩn thôi. Bên cạnh đó, các DN dệt may Việt Nam vẫn phải đáp ứng được về vấn đề giá cả, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm thì mới có được sự ổn định của đơn hàng.
Trong bối cảnh như vậy, triển lãm SaigonFabric Summer 2023 diễn ra vào cuối tuần qua có ý nghĩa như thế nào đối với ngành dệt may Việt Nam, thưa ông?
Hội chợ SaigonFabric Summer lần này đã giải quyết được 5 vấn đề lớn đối với ngành dệt may Việt Nam.
Thứ nhất, đây là hội chợ nguyên phụ liệu đầu tiên chuyên cho thị trường nội địa, qua đó tạo kênh thông tin cho các nhà sản xuất và các nhãn hàng, đặc biệt là các nhà thiết kế thời trang có được những loại nguyên phụ liệu họ đang cần và thị trường Việt Nam đang thiếu.
Thứ hai, hội chợ lần này sẽ định hình lại chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm tái chế mà các nước nhập khẩu đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam.
Thứ ba, hội chợ lần này cũng tạo cơ hội cho những liên kết chuỗi giữa các nhà sản xuất sợi, dệt, nhuộm và những nhà sản xuất may, qua đó mang lại sự phát triển ổn định và bền vững.
Thứ tư, hội chợ cũng chính là bước đi trong chiến lược phát triển của Chính phủ đặt ra cho ngành dệt may, da giày Việt Nam. Sang năm 2024, chúng ta sẽ tiếp tục phải triển khai những hội chợ tương đồng như thế này và có thêm một số dòng sản phẩm mới vào thị trường.
Thứ năm, tôi cho là hết sức quan trọng, đó là sự nhận diện của các nhãn hàng vào thị trường ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là cách nhìn nhận của các nước nhập khẩu khi họ thấy rằng chúng ta liên tục tổ chức các hội chợ như thế này để đưa ra được kênh thông tin, đưa ra được các dòng sản phẩm nguyên phụ liệu mới. Điều này sẽ góp phần để các nhãn hàng, người mua hàng quyết định chọn thị trường Việt Nam để phát triển một số dòng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường của họ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK