Xử lý nợ xấu vẫn khó khăn
Ngân hàng vẫn gặp khó khi phát mãi tài sản, thu hồi nợ xấu. Ảnh: S.T |
Nợ xấu còn tăng
Đã có nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý II và kết quả kinh tình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020, những báo cáo này đã hé lộ gam màu xám trong bức tranh nợ xấu. Như tại TPBank, tổng nợ xấu từ 1,29% hồi đầu năm lên mức 1,47% vào cuối tháng 6. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) lần lượt tăng 47% và 22% so với cuối năm. Tại Sacombank, nợ cần chú ý tăng tới 63%, trong khi nợ nhóm 3 cũng tăng gần 3 lần. Tinh đến cuối tháng 6, nợ xấu của ACB là 1.918 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm, khiến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,68%. Tương tự, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Saigonbank cũng tăng từ 1,94% lên 2,27%; VietBank cũng tăng từ 1,32% hồi đầu năm lên 1,88%...
Hiện vẫn còn nhiều ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính cụ thể, nhưng các chuyên gia đều đánh giá, tỷ lệ nợ xấu gia tăng là thực tế với hoàn cảnh kinh tế hiện nay khi các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19. Thậm chí, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực còn nhấn mạnh, nợ xấu sẽ nhìn rõ nhất vào cuối năm bởi tác động của khủng hoảng dịch bệnh có độ trễ, các ngân hàng vẫn tiếp tục cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Hơn nữa, dư nợ được cơ cấu lại vẫn được tính là nợ đạt tiêu chuẩn, ngân hàng chưa chuyển nhóm nợ cũng như chưa phải trích lập dự phòng rủi ro nên số liệu nợ xấu 6 tháng hiện nay chưa hẳn đã chính xác.
Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được cơ cấu lại là rất lớn, nên khi Thông tư 01 hết hiệu lực mà doanh nghiệp vẫn không thể trả được nợ thì nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng mạnh. Do đó, các ngân hàng phải có nguồn lực dự phòng rủi ro cũng như tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, phát mãi tài sản để giảm thiểu rủi ro.
Cần "luật hóa" Nghị quyết 42
Thực tế nhiều năm nay, câu chuyện về việc xây dựng thị trường mua bán nợ xấu đã được nhắc tới nhiều lần nhưng việc triển khai vẫn còn chậm trễ, do vướng nhiều nguyên nhân. Do đó, các ngân hàng vẫn đang “chật vật” trong công tác bán nợ xấu, phát mãi tài sản để thu hồi vốn. Vấn đề này càng khó khăn hơn khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Như với ngân hàng BIDV, ngân hàng này đã 17 lần bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Công ty Cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn, 29 lần thực hiện bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty Cổ phần Thúy Đạt. Không chỉ thực hiện nhiều lần, mà giá trị tài sản cũng được giảm nhiều lần so với giá gốc, như tài sản của Công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn còn 800 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng so với nợ gốc và lãi. Không chỉ BIDV, mà rất nhiều ngân hàng, thậm chí cả Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng chật vật bán nợ xấu.
Nguyên nhân khiến tài sản khó phát mãi là do các tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, thiết bị, máy móc, nhưng dịch Covid-19 đã khiến thị trường bất động sản “đóng băng”, người dân và nhà đầu tư cắt giảm chi tiêu. Ngoài ra, hiện nay Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng dù đã được thực hiện từ năm 2017 những vẫn còn nhiều vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là công tác thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm, việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp theo Điều 8 Nghị quyết số 42 khiến khách mua nhụt chí.
Do đó, báo cáo của Agribank cho biết, ngân hàng này có 11 hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn được Tòa án thụ lý, song chưa hồ sơ nào được xử lý do Tòa kết luận chưa đủ điều kiện. Tương tự, trong số 12 hồ sơ của BIDV đang được Tòa án xem xét xử lý, thì có 6 hồ sơ đã được trả lời là sẽ chuyển sang xét xử theo thủ tục thông thường. Chính vì thế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thủ tục pháp lý quá phức tạp, vướng mắc nhiều khâu là rào cản chính của thị trường mua bán nợ, nên cần tháo gỡ các điểm nghẽn để thúc đẩy thị trường mua bán nợ được thực hiện thành công. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần phải “luật hóa” Nghị quyết 42, để các chế tài được rõ ràng, giá trị pháp lý cao hơn.
Tại cuộc họp gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh đã yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát những vướng mắc, để có đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm phối hợp, đồng hành với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai có hiệu quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 trong thời gian tới. Với sự nỗ lực, quyết liệt của cả hệ thống, ngành Ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu về xử lý nợ xấu nhằm góp phần giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Agribank muốn thêm vốn, ngân hàng cần pháp lý cho xử lý nợ xấu
11:06 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics