Xử lý nợ xấu chờ đột phá
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng tăng 5,75%, tỷ lệ nợ xấu còn 5,65% | |
Ngân hàng “khát” vốn trung dài hạn | |
Lãi suất thêm nhiều sức ép |
Nợ xấu đã có những bước xử lý rất tích cực. Ảnh: ST |
Vẫn còn quan ngại
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết quý I/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,02%, tiếp tục duy trì ở mức dướ 3% như kế hoạch đã đề ra.
Như vậy, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 907,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018, toàn hệ thống đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
NHNN cũng cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến tháng 3/2019 ở mức 5,88%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016 và mức 7,36% cuối năm 2017.
Những kết quả trên có được là nhờ vào việc NHNN chỉ đạo các ngân hàng tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới; tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mãi tài sản bảo đảm của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro; tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tuy đã có được một “bức tranh” nợ xấu sáng màu hơn, những thực tế cho thấy, diễn biến này vẫn cần nhiều giải pháp để giảm thiểu hơn nữa số lượng nợ xấu. Bởi tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính chung toàn hệ thống có giảm nhưng nếu tính riêng thì không ít ngân hàng có lượng nợ xấu đáng quan ngại, thậm chí là có dấu hiệu tăng trở lại. Thống kê từ báo cáo tài chính quý I/2019 của 22 ngân hàng thương mại cho thấy, tổng số nợ xấu đã tăng tới 5,9% so với thời điểm cuối năm 2018.
Trong số các ngân hàng thương mại, VPBank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, chiếm tới 3,62%/tổng cho vay, tăng so với mức 3,5% hồi đầu năm. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) chiếm 53,3% tổng nợ xấu; trong khi nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm 25,4%. Một ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nợ xấu cao ở mức 2,72% là NCB, tăng mạnh so với mức 1,67% của cuối năm 2018. Ngoài ra, một số ngân hàng tầm trung cũng có tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong quý I như: MBBank, SHB, Techcombank, OCB, TPBank…
Chờ đột phá
Mặc dù nhiều ngân hàng tăng số lượng nợ xấu, nhưng vẫn còn không ít ngân hàng có được quá trình xử lý nợ xấu tích cực hơn, tỷ lệ nợ được giảm so với cuối năm 2018. Biện pháp được các ngân hàng này áp dụng là hạn chế chuyển nợ sang VAMC, xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản đảm bảo và sử dụng dự phòng rủi ro…
Nếu nhìn vào năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng hiện nay thì hoàn toàn có thể lạc quan hơn vào những tín hiệu tích cực của công cuộc xử lý nợ xấu. Theo NHNN, đến cuối tháng 3/2019, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 578,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,45% so với cuối năm 2018 và tăng 13% so với cuối năm 2017; vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 792,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2018 và 20,1% so với cuối năm 2017. Quy mô hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục tăng, tổng tài sản của hệ thống đạt hơn 11 triệu tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018; huy động vốn từ thị trường 1 đạt 8,5 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2018.
Chính vì thế, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng. Tiêu biểu như VietinBank khi dành tới hơn 3,2 nghìn tỷ đồng cho việc trích lập, tăng 38% so với cùng kỳ. VPBank cũng tăng trích lập 20,8%, lên 3.204 tỷ đồng, chiếm tới 64,3% lợi nhuận thuần…
Nói về kết quả xử lý nợ xấu, ông Bùi Văn Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Giám sát Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cho biết, năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng từng bước được nâng cao, tiếp cận với thông lệ quốc tế; hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro được tăng cường; chiến lược kinh doanh bước đầu phù hợp với văn hóa rủi ro và khẩu vị rủi ro… Tuy nhiên, để kết quả này “đẹp” hơn nữa, ông Hải cho hay, các bộ, ngành và các đơn vị liên quan cần tiếp tục phối hợp, đưa ra những giải pháp mang tính hỗ trợ hơn, nhất là việc thực thi các chính sách tại Nghị quyết 42 về các vấn đề như: đất đai, quyền sử dụng đất, nợ đọng xây dựng cơ bản, việc thực thi từ các cấp chính quyền cơ sở…
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, hệ thống tổ chức tín dụng cần quán triệt phương thức quản lý và xử lý nợ xấu; không cạnh tranh cho vay bằng cách hạ chuẩn tín dụng; thận trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, đặc biệt là các đối tượng tiềm ẩn rủi ro… Vì thế, trong thời gian tới, công tác quản lý chất lượng tín dụng và xử lý thu hồi nợ xấu phải nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của ngành Ngân hàng nhưng phải tìm ra được những hướng đi đột phá hơn, nhằm nhanh chóng xử lý triệt để nợ xấu, phá tan “cục máu đông”, khơi thông dòng vốn để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK