Xử lý nợ thuế: Nỗi lo của ngành Thuế
Tốc độ nợ gia tăng
Theo Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Nguyễn Thế Mạnh, thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế. Hàng tháng, Cục Thuế Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải công khai danh sách các đơn vị nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang web của Cục Thuế Hà Nội. Chỉ tính riêng quý I-2016, Cục Thuế Hà Nội đã đăng công khai 3 đợt, với 405 đơn vị nợ 1.069.076 triệu đồng tiền thuế, phí và đã có 235/405 đơn vị sau đó đã nộp 65.611 triệu đồng tiền nợ thuế vào ngân sách.
Cũng giống như Hà Nội, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh luôn xác định là địa bàn có số DN và số thu lớn nhất cả nước nên công tác thu hồi nợ đọng thuế luôn được Cục Thuế đặc biệt quan tâm nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN. Theo đó, cơ quan Thuế đã áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế, như: Công khai các trường hợp nợ thuế lớn; Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước thực hiện phong tỏa tài khoản và trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế chuyển nộp ngân sách; Thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng…
Nỗ lực là vậy nhưng Cục Thuế Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn nằm trong các địa phương có số nợ thuế tăng cao và bị nhắc nhở.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có văn bản phê bình các Cục Thuế: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bà Rịa- Vũng Tàu với lý do để số nợ tăng cao.
Tính đến 29-3-2016, tổng số tiền thuế nợ của các Cục Thuế trên chiếm 78,1% tổng số tiền thuế nợ của cả nước, tăng 9,6% so với tiền thuế nợ tính đến 31-12-2015. Tỷ lệ nợ/tổng thu trung bình ở mức 10,8%. Trong đó, Tổng cục Thuế đã điểm mặt các Cục Thuế có tỷ lệ nợ cao như: Hà Nội (15,9%), Hải Phòng (13,4%), Đà Nẵng (12,4%), Cần Thơ (12,3%) và TP. Hồ Chí Minh (11,8%).
Ngoài ra, theo kết quả cập nhật đến giữa tháng 4-2016, việc đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế ở các Cục Thuế này đạt thấp. Số DN đã ban hành quyết định cưỡng chế là 127 DN (đạt 62%); trong đó, áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản là 50 DN, áp dụng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là 75 DN và 2 trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế khác; số DN chưa ban hành quyết định cưỡng chế là 78 DN, chiếm tỷ lệ 38% so với tổng số DN phải cưỡng chế.
Số tiền thuế nợ thu vào NSNN là 932,1 tỷ đồng, chỉ đạt 9% so với tiền thuế nợ phải thu; trong đó tiền nợ thuế thuộc ngân sách Trung ương đã thu được là 428,4 tỷ đồng, chiếm 46% so với tổng số tiền thuế nợ thu được. Số thuế còn phải đôn đốc thu vào ngân sách vẫn còn lớn, với gần 10 nghìn tỷ đồng.
Không dễ kiểm soát
Một trong những khó khăn đối với công tác thu hồi nợ thuế được các Cục Thuế chỉ ra đó là hiện vẫn còn có nhiều DN gặp khó về tài chính, sản xuất kinh doanh thua lỗ, rơi vào tình trạng giải thể, phá sản nên không có nguồn thanh toán nghĩa vụ thuế đúng hạn.
Bên cạnh đó, để kiểm soát nợ thuế không chỉ là trách nhiệm của cơ quan Thuế mà rất cần sự vào cuộc của các ngành liên quan. Vì hiện có một số người nộp thuế chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế, trây ỳ không nộp thuế đúng hạn, để nợ thuế kéo dài. Một số DN có nợ tiền thuế hoặc bị truy thu với số tiền thuế lớn không có khả năng thanh toán thì ngay lập tức công ty bỏ khỏi địa điểm kinh doanh sau đó thành lập một công ty khác. Hiện nay Luật DN hay Luật Quản lý thuế không có quy định nào đối với chủ thể nợ tiền thuế thì không được phép thành lập công ty mới dù chỉ là thành viên góp vốn trong công ty mới thành lập.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng thừa nhận một thực tế, theo quy định của Luật Quản lý thuế, các khoản tiền thuế nợ trên dưới 90 ngày, nợ không có khả năng thu thì phải tính tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày dẫn tới tiền nợ thuế tăng lên. Trong khi đó, để thu hồi nợ thuế cơ quan Thuế các cấp gặp nhiều ”rào cản”. Chẳng hạn như: Biện pháp cưỡng chế thông qua việc trích tài khoản ngân hàng là rất khó khăn do việc kê khai thông tin về tài khoản của người nộp thuế chưa đầy đủ, một số người nợ thuế không chấp hành tốt việc cung cấp cho cơ quan Thuế đầy đủ các tài khoản có dòng tiền, chỉ cung cấp những tài khoản không có số dư hoặc số dư nhỏ không đủ để thực hiện cưỡng chế. Việc thu thập thông tin về tài khoản của người nợ thuế mất nhiều thời gian do người nợ thuế mở tài khoản tại nhiều ngân hàng đóng trên nhiều địa bàn khác nhau.
Cùng với đó, công tác phối hợp giữa cơ quan Thuế với một số cơ quan liên quan trong công tác quản lý nợ thuế như: Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng, Công an, Tòa án... chưa hiệu quả.
Tổng cục Thuế cũng nhìn nhận số công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế không đáp ứng đủ để thực hiện khối lượng công việc theo đúng quy trình, các Chi cục Thuế đều có số lượng công chức dưới 4 người và đa số trong độ tuổi trung niên trở lên nên khó khăn trong cập nhật các thay đổi liên tục của quy trình cũng như ứng dụng.
Nhiệm vụ đặt ra với ngành Thuế từ nay đến cuối năm 2016 khá nặng nề, phấn đấu đôn đốc thu nợ đạt tối thiểu 97% số nợ thuế trên dưới 90 ngày của năm 2015 chuyển sang, đảm bảo tổng số nợ thuế đến thời điểm 31-12-2016 không vượt quá 5% tổng thu ngân sách năm 2016.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế- Tổng cục Thuế với phóng viên Báo Hải quan, Tổng cục Thuế sẽ thành lập tổ rà soát dữ liệu nợ thuế, xử lý nợ thuế tại Tổng cục và tại các Cục Thuế để triển khai rà soát nợ đối với các DN nợ trên địa bàn, xử lý điều chỉnh dứt điểm các khoản nợ chờ điều chỉnh, đối chiếu điều chỉnh các khoản nợ sai, nợ ảo.
”Định kỳ hàng tháng chúng tôi sẽ lập danh sách các trường hợp nợ thuế lớn theo các mức (trên 20 tỷ, trên 10 tỷ đồng, trên 5 tỷ đồng) thông báo để các Cục Thuế triển khai đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ theo danh sách”- lãnh đạo Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế cho hay.
Cùng với đó, Tổng cục Thuế tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thực hiện điện tử hóa từ khâu ban hành thông báo nợ và quyết định cưỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ và thu gọn lại nhóm nợ thuế; Tiếp tục công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp nợ thuế dây dưa kéo dài theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tổng cục Thuế cũng sẽ kiên quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ thuế để thu hồi tiền thuế nợ cho NSNN theo đúng quy định.
Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc: Tạo cơ hội cho DN có nguồn trả nợ Kể từ 1-7 tới, khi Luật số 106 sửa đổi, bổ sung 3 Luật đó là Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành sẽ tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc cho DN trong vấn đề nợ thuế. Theo đó, nhằm mục đích chia sẻ khó khăn với những người nộp thuế có ý thức, thái độ tuân thủ pháp luật thuế nhưng hiện tại đang gặp khó khăn về tài chính, cần có thời gian để thu xếp nguồn tiền để nộp dần số thuế nợ, từ 1-7 chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế sẽ được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế gắn với điều kiện là họ phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, quy định về mức phạt chậm nộp thuế đã giảm từ 0,05%/ngày xuống mức thấp hơn là 0,03%/ngày để phù hợp với mặt bằng lãi suất ngân hàng đã giảm nhiều so với trước đây, bảo đảm tính khả thi của quy định xử phạt, đồng thời cũng chia sẻ khó khăn với người nộp thuế. Các giải pháp này khi đi vào cuộc sống sẽ tạo điều kiện cho DN hồi phục phát triển, có nguồn trả nợ và nộp thuế vào NSNN. T.H (thực hiện) |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics