Xử lý 12 đại dự án "đắp chiếu": Thà một lần đau...
Ông đánh giá như thế nào về kết quả xử lý tồn tại, yếu kém tại các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương đến thời điểm hiện tại?
Với 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, tổng vốn đầu tư sau khi đội vốn lên tới 64.000 tỷ đồng, tăng gần 50% tổng vốn đầu tư ban đầu. Tính đến năm 2018, tổng số nợ của các dự án là gần 60.000 tỷ đồng. Đây đều là những con số khổng lồ.
Vấn đề của các dự án này đã được nêu ra nhiều lần tại các kỳ họp Quốc hội. Năm 2017, Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo xử lý dứt điểm 12 dự án. Chính phủ cũng lập ra Ban chỉ đạo xử lý tồn tại của 12 dự án. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng xây dựng Đề án để giải quyết.
Thời gian gần đây, Chính phủ có chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn, song tại nhiều dự án như: Nhà máy Bột giấy Phương Nam, dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên hay dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ, tình hình vẫn vô cùng nan giải, nhiều vướng mắc.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, việc xử lý các dự án, DN đã đạt được kết quả khả quan hơn như trong số 6 dự án trước đây có sản xuất kinh doanh thua lỗ thì đến nay có 2 dự án có lãi, nhiều dự án giảm lỗ... Tuy nhiên, kết quả này chưa có đánh giá, thanh tra, kiểm tra cụ thể bởi một cơ quan khách quan, độc lập. Về góc độ cá nhân, tôi cho rằng, Bộ Công Thương đã có nỗ lực và đạt được kết quả ban đầu, song kết quả này tương đối hạn chế. Thực tế là, thời gian xử lý kéo rất dài và chưa biết đến bao giờ mới xử lý xong.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, đến năm 2020 phải xử lý dứt điểm các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu của ngành Công Thương. Với cách thực hiện quá chậm chạp, thiếu quyết liệt, mục tiêu như đã đặt ra khá xa vời.
Theo ông, đâu là nguyên nhân cơ bản khiến việc xử lý các dự án, DN này chậm trễ, không đạt hiệu quả như mong đợi?
Để đề cập tới nguyên nhân xử lý chậm trễ, tôi muốn phân tích từ góc độ tại sao các dự án này rơi vào tình cảnh chậm tiến độ, kém hiệu quả.
Trước hết, đây đều là các dự án đầu tư công, có đặc điểm chung là yếu kém từ khâu xây dựng dự án, thẩm định dự án đến kiểm tra, giám sát tiến độ.
Bên cạnh đó, trong số các dự án này có nhiều dự án thuộc lĩnh vực phân bón, nhiên liệu sinh học, đóng tàu…, có liên quan tới lĩnh vực xăng dầu. Khi bắt đầu xây dựng dự án cách đây khoảng 10 năm, giá xăng dầu thế giới cao. Dự án xây dựng sản phẩm đầu ra giá cao. Tuy nhiên, từ năm 2014, giá xăng dầu thế giới sụt giảm mạnh tới một nửa làm cho các dự án này bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Ngoài ra, kinh tế thế giới không khởi sắc cũng kéo theo giá hàng hoá sụt giảm. Điều này làm cho thiết kế ban đầu của các dự án cho đến khi hoàn thành khác hẳn nhau.
Điểm đáng lưu ý tại các dự án này còn là, 4/12 dự án vay ODA Trung Quốc. Điều đó đồng nghĩa với việc, triển khai dự án là phải nhận tổng thầu Trung Quốc theo hình thức "chìa khóa trao tay" với thiết bị công nghệ Trung Quốc. Tổng thầu Trung Quốc nhiều yếu kém, chậm tiến độ, đội vốn. Ngoài ra, ODA Trung Quốc lãi suất rất cao tới 3%/năm, trong khi các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ 1-1,5%/năm . Tổng thầu Trung Quốc còn tính thêm phí quản lý, phí cam kết mỗi thứ 0,5%/năm, khiến đội vốn lên.
Nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là do tham nhũng, lãng phí, thất thoát.
Tất cả các nguyên nhân khiến dự án, DN bị chậm tiến độ, kém hiệu quả nêu trên đều rất khó xử lý, đương nhiên khiến cho quá trình xử lý bị chậm trễ. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, câu chuyện ở đây còn là sự quyết liệt trong xử lý.
Nhiều ý kiến cho rằng, với 12 dự án, DN thua lỗ có 2 hướng giải quyết chính, tùy vào đặc điểm, điều kiện từng dự án mà chọn lựa. Một là cho phá sản, giải quyết dứt điểm. Hai là hỗ trợ để vực dậy, bán dự án, kêu gọi đầu tư tư nhân cùng tham gia. Quan điểm của ông như thế nào?
Theo tôi, trong số 12 dự án có 3 dự án xây dựng dở dang (gồm dự án mở rộng gia đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên, dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ-PV), khả năng khả thi nhiều nhất là cho giải thể, phá sản. Không nhanh chóng phá sản, giải thể thì số nợ còn tiếp tục tăng lên.
Với các dự án còn lại cần nỗ lực đưa vào sản xuất nhưng phải có sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc thoái vốn nhà nước, kêu gọi tư nhân vào đầu tư. Điểm đáng chú ý là, khi kêu gọi tư nhân vào đầu tư phải chấp nhận có những ưu đãi, ví dụ bán giá rẻ đi, song vẫn cần kiểm soát để tránh thất thoát tài sản của nhà nước.
Cơ quan chủ quản của các dự án thua lỗ là Bộ Công Thương phải cùng Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN, Chính phủ, các bộ ngành liên quan có các biện pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn, tập trung nguồn lực, tránh tình trạng ngày càng thất thoát tài sản lớn hơn nữa. Ví dụ, cần sửa luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong câu chuyện phá sản, giải thể DN. Điển hình như, sau giải thể, phá sản, các món nợ của DN được giải quyết thế nào, có cho phép xóa nợ hay không... Chính phủ cũng phải thống nhất quan điểm, chỗ cần thiết Nhà nước vẫn phải hỗ trợ, dùng tiền ngân sách vào việc cần thiết. Còn những sai phạm, tham nhũng... thì tiếp tục xử lý.
Đặc biệt, xử lý các dự án thua lỗ này cần có lộ trình và chế tài mạnh mẽ hơn, không nên để tái diễn tình trạng đề ra thời hạn rồi tiếp tục bị lùi, không ai chịu trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện tại việc xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã đạt được những kết quả khá tích cực. Cụ thể,trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy thép Việt - Trung). Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại (dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ và dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi); 1 dự án đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động trở lại nhà máy (dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước). Đối với 3 dự án xây dựng dở dang còn lại (Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên) vẫn khá khó khăn. Việc xử lý các dự án đã bảo đảm tuân thủ nguyên tắc của cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN. Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án. |
Tin liên quan
Audi Q6 e-tron đạt điểm đánh giá cao nhất về an toàn
13:11 | 12/10/2024 Xe - Công nghệ
Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng
16:54 | 09/09/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ, đồng hành của Hải quan Lạng Sơn
16:05 | 16/07/2024 Hải quan
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK