Xét nghiệm hàm lượng Styren: Không nói lên được chất lượng nước của Nhà máy nước sạch sông Đà
Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin nhanh về kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch của nhà máy nước Sông Đà. Đây là kết quả xét nghiệm đợt 4 kể từ sau khi sự cố này xảy ra.
Hệ thống xử lý nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà. |
Dầu thải không phải nguyên nhân gây ra styren?
Theo đó, cơ quan chức năng trên lấy 4 mẫu nước của nhà máy vào ngày 19/10 tại các vị trí: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Yên Bình - Thạch Thất; Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ; tại Họng Kiểm soát 1.200 Big C; Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Kết quả 4/4 mẫu đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT (kết quả của Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cung cấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy và chuyển mẫu).
Bên cạnh đó, 15 mẫu nước được lấy vào ngày 19/10 tại chung cư, hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của công ty nước sạch Sông Đà thuộc 4 quận huyện: Thanh Xuân (Thanh Xuân Trung), Cầu Giấy (Trung Hòa, Mai Dịch), Nam Từ Liêm (Phương Canh, Mễ Trì, Đại Mỗ) và Hoài Đức (Di Trạch, Đức Thượng, Vân Côn); Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Kết quả, 15/15 mẫu đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT (kết quả của Viện Công nghệ Môi trường- Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cung cấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy và chuyển mẫu).
Trước đó, kết quả xét nghiệm mẫu nước ngày 14/10 cho thấy 107/107 chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Vì thế, ngày 17/10, Nhà máy nước Sông Đà đã cấp nước trở lại song các chuyên gia khuyến cáo nước chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Tuy nhiên, về kết quả này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc xét nghiệm hàm lượng Styren không có ý nghĩa trong việc kết luận nước sông Đà có bảo đảm chất lượng hay không.
Ông Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chỉ tiêu Styren không phản ánh chất lượng nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà.
Chuyên gia này phân tích, nước của Công ty sông Đà dùng để sản xuất nước sạch cung cấp cho hàng triệu người dân Hà Nội là nước mặt. Với nước mặt, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt không phải là Styren mà chính là hàm lượng các chất hữu cơ như Clo hữu cơ, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bên cạnh đó, dầu thải cũng không phải nguyên nhân gây ra chất Styren.
Ông Trần Hồng Côn, tất cả các hợp chất Clo hữu cơ đều độc hại. Tuy nhiên, nhìn vào quy trình xử lý nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà hầu như chưa thấy DN này có quy trình xử lý các hợp chất hữu cơ.
“Sở dĩ tôi đưa ra ý kiến này là vì, với dầu thải đổ xuống nguồn nước mà Công ty sông Đà còn không xử lý được, để đến khi người dân dùng phát hiện ra mùi, chứng tỏ quá trình xử lý hữu cơ không được áp dụng”, ông Côn nhấn mạnh
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, nếu chưa làm tốt được công đoạn xử lý các hợp chất hữu cơ mà DN đã tiến hành Clo hóa (tức là đổ clo xuống để khử khuẩn nguồn nước- PV), sẽ sản sinh ra Clo hữu cơ đặc biệt nguy hiểm.
Về mức độ độc hại của Clo hữu cơ, chuyên gia này cho rằng, Clo hữu cơ là một trong những nhóm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Do độc tính cao và đặc biệt là khả năng tồn tại kéo dài gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc thứ phát cho người và gia súc qua thực phẩm nên một số hoá chất loại này như DDT, 666 hiện nay không còn được dùng.
Còn theo các chuyên gia y tế, người bị ngộ độc Clo hữu cơ sẽ cảm giác rát miệng, họng, nôn, đau bụng, run cơ, run giật, yếu cơ, giảm vận động, giảm động tác thể lực, rối loạn ý thức, vật vã, kích động, co giật, vàng da, gan to…
Quay trở lại vấn đề nguồn nước sông Đà bị đổ trộm dầu thải sẽ đối diện với nguy cơ nào, ông Côn cho rằng, dầu thải chứa nhiều hóa chất độc hại, nếu muốn biết chính xác chất này có tác động với nguôn nước ra sao cần phải tiến hành kiểm nghiệm, phân tích xem dầu thải này từ nguồn nào, từ đó mới biết chính xác các hóa chất có trong đó độc hại mức độ ra sao.
Chưa kể, theo chuyên gia này, nước mặt dùng để sản xuất nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà còn có nguy cơ chứa thủy ngân hữu cơ rất độc hại nếu không được DN xử lý qua quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ.
Tác hại khôn lường
Chung quan điểm với ông Côn, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc chính quyền Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế xét nghiệm hàm lượng Styren là việc làm không có ý nghĩa bởi Styren vốn đã tồn tại trong nước, không phải vì có dầu thải đổ xuống mà nước mới nhiễm Styren.
Muốn biết được chính xác chất lượng nước của sông Đà, theo PGS. TS. Thịnh, cần phải xét nghiệm xem trong dầu thải kia chứa các loại chất hóa học độc hại ra sao, bởi nhiều loại dầu thải khi đổ xuống nước có thể làm chết cá, vi sinh vật; khi đổ xuống đất làm cây trồng làm cây trồng khô héo và chết.
“Với độc tính như vậy, khi đổ dầu xuống nguồn nước để sản xuất nước sạch mà DN không xử lý được, đến bàn ăn, cốc nước của người dân đương nhiên tác hại khôn lường”, ông Thịnh khẳng định.
Cũng theo vị chuyên gia này, việc cần làm của cơ quan chức năng hiện nay không phải làm xét nghiệm hàm lượng Styren mà cần kiểm nghiệm toàn diện chất lượng nước của công ty sông Đà gồm các hợp chất hữu cơ, loại kim loại nặng như chì, thủy ngân hữu cơ, metan, asen…và các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
“Các cơ quan chức năng cũng cần rà soát kỹ càng quy trình xử lý nước của các DN cung cấp nước sạch hiện nay chứ nước sạch dùng trong đời sống, tránh tình trạng dễ dãi, hậu quả là người dân phải gánh chịu”, ông Thịnh nói.
Tin liên quan
Khởi tố đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử thu trăm tỷ nhưng trốn thuế
12:36 | 02/11/2024 An ninh XNK
Người dân Hà Nội hưởng nhiều lợi ích từ chuyển đổi số
07:54 | 23/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK