Xây dựng cơ chế linh hoạt, "gia cố" quản trị cho doanh nghiệp nhà nước
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo phát biểu. |
DNNN cần cơ chế hoạt động linh hoạt, nhạy bén
Ngày 12/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1337/QĐ-BTC về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN.
Thực hiện Nghị quyết số 129/2024/QH15 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 8/6/2024, trong đó thống nhất bổ sung dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Theo đó, Chính phủ phải xây dựng và thông qua hồ sơ dự thảo Luật vào tháng 8/2024 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 37 (tháng 9/2024). |
Phát biểu tại Hội nghị, Ban soạn thảo cho ý kiến dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN do Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) tổ chức vào ngày 20/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo cho biết, cơ quan soạn thảo và Tổ biên tập đã bám sát vào mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật nên dự thảo Luật gồm 9 Chương và 92 Điều.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, còn nhiều thủ tục trước khi dự thảo Luật trình Chính phủ thông qua cũng như đưa Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội thẩm tra nên để đảm bảo chất lượng của hồ sơ xây dựng Luật, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn các đồng chí thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tham gia, đóng góp ý kiến cụ thể để cơ quan soạn thảo, Tổ biên tập tiếp thu, hoàn chỉnh sớm lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, DN và các đơn vị có liên quan.
Chia sẻ thêm tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cho rằng, thực tế hoạt động DNNN cho thấy còn nhiều vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. “Tại nhiều cuộc họp, nhiều lãnh đạo DNNN cho rằng, khối DN tư nhân thì nhìn vào nguồn lực của DNNN, khối DNNN thì nhìn vào cơ chế hoạt động linh hoạt, nhạy bén của tư nhân. Vì thế, những vấn đề cần hướng tới trong dự thảo Luật là phải xây dựng hành lang pháp lý để tháo gỡ những nút thắt, giải phóng nguồn lực cho DNNN”, ông Nguyễn Ngọc Cảnh nhấn mạnh.
Thông tin cụ thể về dự thảo Luật, ông Bùi Tuấn Minh, Cục trưởng Cục Tài chính DN, thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập cho hay, Chính phủ đã thông qua và báo cáo Quốc hội phạm vi điều chỉnh Luật là: “Luật này quy định việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN; sắp xếp và cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN; kiểm tra, giám sát việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN”.
Quy định nêu trên nhằm thực hiện nguyên tắc Nhà nước không trực tiếp quản lý pháp nhân DN, Nhà nước chỉ quản lý dòng vốn đầu tư tại DN và DN hoạt động theo quy định của pháp luật DN; vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào DN được xác định là tài sản/vốn của pháp nhân DN… Trên cơ sở đó, Nhà nước xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình đối với phần vốn của Nhà nước đầu tư tại DN, Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn, không can thiệp hành chính vào hoạt động quản trị sản xuất, kinh doanh của DN.
Hội nghị Ban soạn thảo cho ý kiến dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN. |
Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật xác định gồm: cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn; DN có vốn nhà nước đầu tư bao gồm DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp và DN có vốn nhà nước đầu tư khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Đặc biệt, qua những nghiên cứu và thực tế hoạt động DN, ông Bùi Tuấn Minh cho hay, đối tượng “DN có vốn nhà nước đầu tư khác” là DN có vốn đầu tư của DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp để thay cho quy định về đối tượng “DN có vốn nhà nước đầu tư khác là DN có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 100% vốn điều lệ” của Luật hiện hành.
Riêng đối với tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển tại DN từ lợi nhuận sau thuế, Cục trưởng Cục Tài chính DN cho biết, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án là trích tối đa 50%, 80% và 100% lợi nhuận sau thuế. Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ xem xét, quyết định thực hiện theo Phương án 2 là trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
"Gia cố" chất lượng quản trị
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, đại diện một số DNNN, một số cơ quan đều đánh giá cao những thay đổi tại dự thảo Luật. Ông Nguyễn Văn Mậu, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, dự thảo Luật đã đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản mang tính “cách mạng” để thực hiện triệt để chức năng, nhiệm vụ của DNNN cũng như các chủ sở hữu, đại diện vốn nhà nước tại DN. Đồng thời, dự thảo Luật cũng mở rộng một số quyền và tăng tính chủ động cho DN như việc góp vốn, nguyên tắc tiền lương, cơ cấu vốn…
Tuy nhiên, ông Mậu cũng chỉ ra một số vấn đề còn băn khoăn, như đối tượng áp dụng là DN có vốn nhà nước đầu tư khác thì cần xem xét, đánh giá tác động về cơ chế vận hành, hội đồng quản trị của các DN cấp 1 và cấp 2.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Xuân Nam thì bày tỏ băn khoăn về quy định đánh giá xếp loại DN, bởi các DNNN có khối lượng công việc lớn, cũng đi theo nhịp độ thị trường, nên cần có sự đánh giá tổng thể các hoạt động kinh doanh, trách nhiệm xã hội của DN.
Về vấn đề tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển tại DN, đại diện EVN lại bày tỏ thực hiện theo phương án 3, để giúp cân đối vốn cho tăng vốn điều lệ, trích quỹ, chi cổ tức…
Đánh giá chung, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) cho rằng, cách tiếp cận tại dự thảo Luật đã rành mạch và trao quyền cho DNNN, tức là quản lý bằng kế hoạch, chiến lược. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của DNNN khác với DN tư nhân. DNNN không chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn mà còn đảm bảo những mục tiêu về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng… nên mục tiêu quản lý của Nhà nước có thể sẽ rộng hơn, nên điều cần “gia cố” ở dự thảo Luật lần này là làm sao tăng chất lượng quản trị như đã áp dụng đối với các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics