WB cảnh báo kinh tế sẽ chậm lại nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn
Đã xuất hiện một số áp lực lên chuỗi giá trị của các ngành chiến lược (điện tử và xây dựng). Ảnh: H.Dịu |
Báo cáo đánh giá, đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 đã làm số ca nhiễm tăng mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở Việt Nam năm ngoái. Để ứng phó với dịch bệnh, các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế di chuyển ở các tỉnh, thành bị ảnh hưởng, đóng cửa một số nhà máy và khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, hai trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Bắc.
Báo cáo cũng cho rằng, Việt Nam tiếp tục chậm hơn so với hầu hết quốc gia trên thế giới trong nỗ lực tiêm chủng vì chỉ có 0,03% dân số đã được tiêm hai mũi vắc xin tính đến ngày 5/6.
Về các chỉ số kinh tế vĩ mô, WB phân tích, sản xuất công nghiệp trong tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% (so với tháng trước) và 11,2% (so với cùng kỳ năm trước) mặc dù đại dịch Covid-19 có nhiều diễn biến xấu trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, WB cho rằng, những con số trung bình này có thể không cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương, vì hoạt động bị gián đoạn tại các nhà máy ở Bắc Giang và Bắc Ninh chắc chắn đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của một số sản phẩm điện tử, từ đó có thể làm giảm sản lượng trong những tuần tới.
Trên thực tế, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% (so với tháng trước) và 33,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 5/2021, trong khi chỉ số sản xuất hàng điện tử giảm 53,6% (so với tháng trước) và 46,9% (so với cùng kỳ năm trước).
Ngoài ra, sau sự phục hồi ngắn vào tháng 4, doanh số bán lẻ đã giảm trở lại ở mức 3,1% (so với tháng trước) trong tháng 5. Sự sụt giảm này do nhu cầu trong nước yếu đi vì Chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế mới nhằm kiểm soát sự bùng phát của dịch Covid-19.
Với những phân tích trên, WB nhận định, một số dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế sẽ chậm lại nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn. Ngoài ra, đã xuất hiện một số áp lực lên chuỗi giá trị của các ngành chiến lược (điện tử và xây dựng).
Điểm tích cực là Chính phủ đã củng cố dư địa tài khóa, vì vậy có thể xem xét chuyển sang chính sách tài khóa thích ứng hơn bằng việc hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công để thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Vì thế, trong thời gian tới, WB cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì cả hai ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư.
Nếu đợt bùng phát này không được nhanh chóng ngăn chặn, WB khuyến nghị, Chính phủ có thể cần xem xét áp dụng chính sách tài khoá thích ứng hơn để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kích thích nhu cầu trong nước.
Tin liên quan
Vietnam Motor Show 2024: Ghi nhận bước phát triển bền vững của công nghiệp ô tô xe máy
10:05 | 04/11/2024 Xe - Công nghệ
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Masan Group tăng trưởng mạnh nhờ bán lẻ, vượt 30% kế hoạch lợi nhuận năm
10:23 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK