Vượt thách thức quy tắc xuất xứ để tận dụng tốt CPTPP
DN Việt Nam vẫn đối mặt không ít khó khăn trong đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi từ CPTPP. Ảnh: N.Thanh |
Xuất khẩu tăng gần 39%
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2021 cũng như 8 tháng đầu năm 2022, XK sang các nước thành viên CPTPP đều ghi nhận tăng mạnh. Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD, tăng khoảng 18,1% so với năm 2020. 8 tháng đầu năm 2022, trị giá XK đạt khoảng 41 tỷ USD, tăng tới 38,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Dù vậy, mức độ tận dụng các cam kết từ CPTPP của DN Việt được đánh giá chưa cao. Trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội về việc thực hiện CPTPP, Chính phủ đánh giá: do còn thiếu các nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, chưa có chiến lược bài bản rõ ràng, mức độ sẵn sàng chưa cao nên DN chưa tận dụng tốt các ưu đãi từ CPTPP. Ngoài ra, hoạt động XNK của nhiều tỉnh, thành hiện nay còn tập trung vào các thị trường truyền thống, chưa đẩy mạnh sang các thị trường mới có trong CPTPP. Có những địa phương kim ngạch XK rất lớn nhưng tỷ trọng các thị trường quan trọng trong CPTPP như Canada, Mexico còn tương đối khiêm tốn.
Đáng chú ý, Việt Nam gặp nhiều thách thức khi thực hiện cam kết quy tắc xuất xứ trong CPTPP. Lợi dụng các ưu đãi thuế NK từ CPTPP và công tác quản lý đôi lúc còn chưa chặt chẽ trong kiểm sát hàng hóa NK của cơ quan nhà nước, một số DN đã lợi dụng khai báo sai tên hàng, xuất xứ hàng hóa để được áp mã có thuế suất có lợi cho mình. “Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, kiểm soát kịp thời trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện cho nhiều DN NK gia tăng gian lận thuế NK, trốn thuế, gây thất thu thuế nhà nước, ảnh hưởng đến sự ổn định của an ninh kinh tế Việt Nam”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Ở khía cạnh hàng XK, theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), quy tắc xuất xứ của CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA khác, đòi hỏi DN có thời gian để tìm hiểu, điều chỉnh sản xuất. Do đó, thời gian qua, DN Việt Nam bắt nhịp chưa nhanh. Sự hỗ trợ của cơ quan chức năng còn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, việc thể chế “nội luật” quy định CPTPP còn chậm, ảnh hưởng đến cơ hội tham gia thị trường của DN.
“Tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong XK của Việt Nam vào thị trường các nước tham gia CPTPP chưa cao, do DN chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cấu thành sản phẩm để đáp ứng quy tắc xuất xứ nhằm hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan. Điển hình như hàng dệt may, da giày còn hạn chế về công nghiệp phụ trợ. Hàng nông sản, thủy sản đã có cải thiện về chất lượng và an toàn thực phẩm nhưng chưa đồng đều, chưa đáp ứng tiêu chuẩn do nước NK đặt ra”, bà Nguyễn Cẩm Trang nói.
Ngoài các vấn đề nêu trên, Chính phủ cho rằng, Việt Nam còn gặp khó khăn trong công tác nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực. Về cơ bản, chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế vẫn chưa được cải thiện nhiều. Đáng chú ý, việc triển khai nhóm chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững giữa các cơ quan và địa phương có sự khác biệt. Có những nơi làm quyết liệt, có những nơi vẫn chưa chú trọng đúng mức. Có những nhiệm vụ được thể hiện trong Kế hoạch thực thi của Chính phủ cho đến nay vẫn chưa được triển khai, ví dụ như việc đánh giá tác động của CPTPP đối với lĩnh vực lao động, việc làm và xã hội.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng
Chính phủ nhìn nhận, những vấn đề tồn tại trong quá trình thực thi CPTPP có thể do một số nguyên nhân chính. Điển hình như, nhiều địa phương chưa thực sự chủ động vào cuộc trong việc xây dựng định hướng, chiến lược tận dụng CPTPP cho các DN tại địa phương mình. Các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ năng lực cạnh tranh còn yếu, giá thành còn cao, chưa thực sự chú trọng nâng cao trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực…
Theo bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), để tận dụng tốt hơn cơ hội từ CPTPP, thời gian tới các DN phải xem xét, chú trọng gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình qua cải tiến chất lượng sản phẩm, phù hợp tiêu chí, thị hiếu và các yêu cầu của thị trường; hướng tới các sản phẩm xanh, phát triển bền vững...
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, với CPTPP, Việt Nam không nên chỉ tận dụng cơ hội để gia tăng XK mà cần có cách nhìn rộng hơn. Khi DN Việt chăm chú XK vào thị trường CPTPP, hàng hoá từ các thị trường này cũng đang xâm nhập vào Việt Nam rất mạnh. Điều này đặt ra yêu cầu DN phải nâng cao năng lực cạnh tranh. “Nên coi đây là cơ hội để đổi mới, nâng cấp năng lực cho DN Việt Nam, nhất là về quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chí bền vững, lao động, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất… Đây chính là lợi thế thu được trước áp lực của hội nhập, qua đó để DN có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường nội địa và có khả năng thâm nhập các thị trường khác ngoài CPTPP”, ông Bình nhấn mạnh.
Thời gian tới, để xử lý các vấn đề tồn tại nhằm triển khai và tận dụng tốt hơn CPTPP, Chính phủ dự kiến sẽ nghiên cứu, xem xét sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành đang tạo ra những rào cản đối với tiếp cận thị trường của hàng hóa và dịch vụ CPTPP...
Bên cạnh đó, tiếp tục chú trọng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng và DN; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt chính sách để tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp DN đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP; đẩy mạnh hơn nữa công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ...
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 21 tấn dừa tươi đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái
19:32 | 25/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK