Vượt qua khó khăn, xuất khẩu cá tra tăng gần gấp đôi
Xuất khẩu hải sản tăng mạnh | |
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn |
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: DN cung cấp |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trị giá xuất khẩu cá tra sang một số thị trường hàng đầu tăng trưởng tới ba con số.
Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, tính tới hết tháng 2/2022, tổng trị giá xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 94,57 triệu USD, tăng 119,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 2/2022, trị giá xuất khẩu đạt gần 42 triệu USD, tăng 167%.
Kết thúc tháng 2, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của các doanh nghiệp Việt Nam. Dự báo sự phục hồi và nhu cầu tiêu thụ mạnh của thị trường Mỹ vẫn tiếp tục trong nửa đầu năm nay. Giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng lên mức từ 30.000 - 32.000 đồng/kg thúc đẩy giá xuất khẩu trung bình tăng.
Đặc biệt, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát lần thứ 17 và mới nhất là kết quả cuối cùng POR17 thuế chống bán phá giá với cá tra phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, thêm doanh nghiệp cá tra Việt Nam được hưởng mức thuế 0% sang thị trường Mỹ, dự báo giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong thời gian tới tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Với thị trường Trung Quốc- Hồng Kông, trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này gặp nhiều khó khăn do chính sách kiểm soát chặt chẽ hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hai tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đạt 85,8 triệu USD, tăng 239,6% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, Trung Quốc - Hồng Kông đang đứng vị trí là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 (sau Mỹ).
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn. Điều đáng chú ý, trong thời gian này, giá trị xuất khẩu cá tra sang Hồng Kông tăng trên 111% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu tích cực sau gần 2 năm, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Hồng Kông không ổn định.
Không tăng trưởng đột biến như thị trường Mỹ và Trung Quốc, xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP trong hai tháng đầu năm nay đạt 52,5 triệu USD, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu sang Mexico đạt 18,3 triệu USD, tăng 23,3%; sang Canada đạt 9,6 triệu USD, tăng 81,5%; sang Australia đạt 6,8 triệu USD, tăng 19%; sang Malaysia đạt 5,6 triệu USD, tăng gần 165%. Nếu tình hình dịch Covid trên thế giới được kiểm soát tốt, kinh tế bình thường trở lại, dự báo trong ít nhất hai quý tới, xuất khẩu cá tra sang CPTPP tăng trưởng dương tới hai con số.
Sau ít nhất 2 năm liên tiếp, xuất khẩu cá tra sang EU giảm sút, số lượng doanh nghiệp Việt Nam rút khỏi thị trường này cũng gia tăng. Trước khi dịch Covid-19 đến tâm điểm châu Âu thì xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này đã bộc lộ nhiều điểm thiếu hấp dẫn khi nhiều tháng liên tiếp tăng trưởng xuất khẩu rơi xuống mức âm. Nhưng bắt đầu từ năm 2022, có những hy vọng trở lại ở thị trường này.
Hai tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu cá tra sang EU đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, trị giá xuất khẩu sang Hà Lan đạt gần 10 triệu USD, tăng 78,3%; Đức đạt 3,4 triệu USD, tăng 98%; Bỉ đạt 2,8 triệu USD, tăng 64,3%; Tây Ban Nha đạt 2,7 triệu USD, tăng 53%.
Ngoài các thị trường xuất khẩu chính trên, giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiềm năng khác như: Brazil, Thái Lan, UAE, Anh cũng tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá tra đang hồi phục sau hơn 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, giá cá nguyên liệu tăng đột ngột, cước vận tải tăng theo giá xăng dầu thế giới… Do đó, dù tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng xuất khẩu vẫn còn ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên sự phục hồi này mới chỉ ở bước đầu.
Với đà tăng trưởng trong hai tháng đầu năm, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam kỳ vọng, xu hướng này tiếp tục duy trì cho tới cuối năm nay.
Kể từ đầu năm nay, đặc biệt là sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này đang tạm thời bị gián đoán và gặp rất nhiều khó khăn. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp lớn xuất khẩu cá tra đi Nga, sau khi các nước phương Tây đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính nhắm vào các ngân hàng Nga, đồng Ruble đã giảm gần 30%, xuống mức thấp nhất từ trước tới nay so với đồng USD, với mốc gần 95 Ruble đổi 1 USD trong ngày 1/3. Do đồng Ruble mất giá mạnh nên nhiều nhà nhập khẩu không muốn trả tiền đơn hàng. Tình hình thanh toán qua các ngân hàng của các doanh nghiệp gần như tê liệt, một số nhà nhập khẩu có tài khoản ở các nước khác nhưng việc thanh toán không hề dễ dàng. Hiện nay, các doanh nghiệp tạm ngưng ký các đơn hàng cá tra xuất khẩu đi Nga cho dù nhiều nhà nhập khẩu vẫn mong muốn tiếp tục hợp tác mà không bị gián đoạn. Năm 2021, Nga là một trong những thị trường tiềm năng và tỏa sáng trong bức tranh xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị đạt 32,5 triệu USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bắt đầu sang năm 2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường này lại đang gặp sự cố và ẩn chứa nhiều bất ổn, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang phải tạm dừng các lô hàng xuất khẩu. Theo phân tích của bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, đầu năm 2022, có 5 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường Nga. Tuy nhiên, trong tháng 1/2022, trị giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này chỉ đạt 2,18 triệu USD, giảm 29,8% so với cùng kỳ năm 2021. |
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics