Vướng mắc bản quyền giải trí trực tuyến
Công ty POPS chuyên kinh doanh và phân phối nội dung số, mới đây đã dọa kiện Công ty FPT vì vi phạm bản quyền. Công ty POPS cho biết sau hai lần gửi thư khuyến cáo vào ngày 23/1/2019 và 17/4/2019, vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi tích cực nào từ phía Công ty FPT nên buộc họ phải có hành động pháp lý.
Cụ thể, theo thống kê của Công ty POPS, từ năm 2017 đến nay, Công ty FPT đã vi phạm bản quyền với hơn 1.800 nội dung của Công ty POPS. Với những lời nhắc nhở đầu tiên, thì Công ty FPT đã tháo gỡ một số nội dung vi phạm bản quyền trên hệ thống FPT Play, nhưng sau đó lại tái diễn với mức độ trầm trọng hơn. Tháng 1/2019, Công ty POPS không chỉ gửi thư khuyến cáo, mà còn yêu cầu Công ty FPT bồi thường thiệt hại. Tháng 4/2019, Công ty POPS phát hiện thêm khoảng 303 nội dung do POPS sản xuất, thuộc quyền sở hữu của POPS và hơn 1.500 nội dung của đối tác nước ngoài POPS được cấp giấy phép bị Công ty FPT khai thác một cách trái phép.
Bà Esther Nguyễn - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của POPS, thổ lộ ngậm ngùi: “Trong suốt 11 năm ở Việt Nam để phát triển POPS, một trong những khó khăn lớn nhất của chúng tôi là thuyết phục các nhà cung cấp nội dung, những nhà kinh doanh nội dung quốc tế đưa vào Việt Nam. Với việc xâm phạm bản quyền từ FPT, POPS buộc phải báo cáo lại với các đối tác quốc tế của mình. Trong các đối tác thì Nhật Bản là những người bạn "khó tính" nhất. Tôi đã rất vui mừng và hạnh phúc khi có thể đưa được những bộ phim Doreamon hay Pokemon... có bản quyền của Nhật về Việt Nam, phát miễn phí cho trẻ em Việt trên POPS. Nhưng FPT lại xâm phạm bản quyền của chúng tôi và đối tác, trình chiếu và thu phí người tiêu dùng. Tôi rất lo các đối tác phía Nhật sẽ cân nhắc lại".
Dù Công ty POPS đã đưa ra bằng chứng, nhưng Công ty FPT vẫn kiên quyết phủ nhận. Đồng thời, đại diện Công ty FPT cũng cho biết đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và bày tỏ thiện chí hợp tác với POPS nhưng kết quả đàm phán bất thành: “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực và đã nhờ đến luật sư can thiệp để tiếp cận được với POPS làm rõ thông tin, đàm phán hợp tác, đồng thời khẳng định sẽ theo đến cùng vụ việc này nếu POPS vẫn tiếp tục không hợp tác và gây khó dễ cho truyền hình FPT bằng sức ép truyền thông”.
Công ty POPS và Công ty FPT được xem như hai đại gia trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến. Khi chính họ cũng vướng mắc với nhau về bản quyền, thì công chúng không thể đoán định tương lai thị trường số của nước ta sẽ đi về đâu. Bản quyền rất rõ ràng, không thể “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”.
Tin liên quan
Tạo sự chuyển biến trong chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến
13:41 | 25/11/2024 An ninh XNK
WCO chọn giáo trình về container và seal của Hải quan Việt Nam làm tài liệu học trực tuyến
16:36 | 10/07/2024 Hải quan
Tăng thu hơn 7 tỷ đồng từ trực ban trực tuyến
13:46 | 19/04/2024 Hải quan
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
07:59 | 21/12/2020 Góc nhìn văn hóa
Tìm kiếm tài năng trẻ cho kịch nói
14:40 | 20/12/2020 Góc nhìn văn hóa
Người thật ngoài đời và nhân vật trong phim
09:00 | 29/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Quyền lực của người hâm mộ
13:00 | 14/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Nhu cầu sách giáo khoa sau bão lụt
10:00 | 07/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Bài toán kép quản lý mạng xã hội
09:56 | 30/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Tiếng Việt rất cần nền tảng lớp 1
09:32 | 16/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ai được quyền tước danh hiệu người đẹp?
09:00 | 10/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ngoại binh cho phim Việt
13:00 | 03/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Game show thoái trào do đâu?
09:02 | 25/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Tìm nguồn kịch bản cho điện ảnh
08:00 | 20/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Ngậm ngùi sân khấu phương Nam
14:06 | 19/08/2020 Góc nhìn văn hóa
Diễn viên thử sức điện ảnh quốc tế
10:00 | 08/08/2020 Góc nhìn văn hóa
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics