Vừa mừng vừa lo khi gia tăng FDI vào ngành gỗ
Xuất khẩu lâm sản tăng trưởng hơn 20% | |
Thắng lớn tại Mỹ và EU, xuất khẩu gỗ đều đều tăng trưởng | |
Xuất khẩu lâm sản tự tin đạt 11 tỷ USD |
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vững vàng đạt kim ngạch 11 tỷ USD trong năm 2019. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): 11 tháng năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 9,64 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2018. Cả năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dự kiến nắm chắc con số 11 tỷ USD. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với khoảng 81% tổng giá trị xuất khẩu. Tính riêng thị trường Mỹ, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 4,2 tỷ USD, tăng tới 34,5%.
Việt Nam được đánh giá là đã tận dụng tốt được cơ hội xuất khẩu so với các nhà xuất khẩu gỗ nhiệt đới như Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác. Việc tận dụng tốt các cơ hội là động lực thúc đẩu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phân tích: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng với việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA) đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt.
Theo báo cáo "Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam" của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chế biến gỗ tăng rất nhanh, đặc biệt kể từ năm 2018 trở lại đây.
Trong số các quốc gia đầu tư, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia có số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư lớn. Tính đến hết tháng 9/2019, ngành gỗ Việt Nam nhận được 67 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đầu tư trên 581 triệu USD, cao hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng ký cả năm 2018.
Để mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp FDI đã quyết định tăng vốn đầu tư, trong đó Hồng Kông (Trung Quốc) là vùng lãnh thổ có số lượt tăng vốn nhiều nhất với 10 lượt tăng vốn, tăng gấp 3 lần so với năm 2018; tiếp đến là Trung Quốc, Hoa Kỳ và British Virgin Island. Tổng số vốn tăng trong 9 tháng năm 2019 đạt 200,4 triệu USD, cao hơn gần 1,8 lần số vốn tăng của năm 2018.
Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA) đánh giá: Việc Mỹ áp thuế từ 10 - 25% với sản phẩm gỗ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ khiến các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc hầu như không thể chịu nổi. Để tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ, họ buộc phải chuyển dịch đầu tư sang các nước khác, trong đó điển hình là Việt Nam.
Nhận định FDI là một trong những động lực thúc đẩy ngành gỗ phát triển, tuy nhiên Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho rằng điều này đem lại nhiều thách thức như khó khăn trong kiểm soát chất lượng của các dự án, tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
Đáng chú ý, FDI vào ngành gỗ tăng lên còn tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa để lợi dụng thuế nhập khẩu thấp hơn từ Việt Nam so với từ Trung Quốc sang Mỹ.
Ông Điền Quang Hiệp nhấn mạnh: Sự chuyển dịch vốn đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam đã bắt đầu gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam, điển hình là trong câu chuyện tuyển dụng lao động, nỗi lo về nguy cơ gian lận xuất xứ.
3 vấn đề cần kiểm soát: Thứ nhất, cần bắt đầu bằng việc rà soát cả 3 loại hình đầu tư, bao gồm: Đầu tư mới, các dự án tăng vốn và dự án mua cổ phần. Trong số đó, nên ưu tiên rà soát các dự án đầu tư mới, có quy mô nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư mới có vốn đăng ký nhỏ trong năm 2019. Thứ hai, cơ quan quản lý cấp Trung ương cần phối hợp chặt ché với các hiệp hội gỗ địa phương để theo dõi, nắm bắt tình trạng đầu tư chui, đầu tư núp bóng, từ đó hình thành các cửa chốt quan trọng trong kiểm soát đầu tư FDI. Thứ ba, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cần tăng cường kiểm tra và xử lý vấn đề gian lận thương mại. Trong đó, các cơ quan quản lý trực tiếp có liên quan như cơ quan phụ trách xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, hải quan, đầu tư. |
Tin liên quan
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics