VIPA kiến nghị kiểm soát chặt việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi
Cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt có sử dụng chất kích thích
Do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch Covid-19, chi phí vật tư đầu vào tăng cao kỷ lục, thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu (có thời điểm giá bán một số sản phẩm gia cầm chỉ bằng 2/3 giá thành sản xuất), khiến ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.
Trong khi đó, tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam tiếp tục diễn ra phức tạp tại các địa phương có chung biên giới với các nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Đây không những là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các chủng virus cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào Việt Nam mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.
Mặt khác, thời gian qua cũng có rất nhiều phụ phẩm chăn nuôi có giá rất rẻ như chân, đầu, cổ, cánh, da, lòng mề gia cầm, đặc biệt gà đẻ loại thải đông lạnh đã bỏ đầu, bỏ chân và nội tạng (còn được gọi là gà dai, loại gà này phần lớn tại các nước phát triển không sử dụng làm thực phẩm cho người) vẫn được nhập khẩu với khối lượng rất lớn vào thị trường Việt Nam làm thực phẩm cho người. Theo đó, VIPA đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng các địa phương thường xuyên, liên tục tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Bên cạnh đó, VIPA kiến nghị Chính phủ kịp thời ban hành văn bản cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ractopamine, Cysteamine. Đồng thời, kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan cần triển khai ngay các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng nước ta. Theo đó, sớm xây dựng các hàng rào kỹ thuật một cách hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế (có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan và một số nước trong khu vực) nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Ngành chăn nuôi đang đối mặt nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết
Cũng theo VIPA, việc quy định chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi (TACN) được phép lưu hành tại Việt Nam tại Thông tư số 05/VBHN-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ và tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-183:2016/BNNPTNT; QCVN 01-190:20220/BNNPTNT của Bộ NN&PTNT là không cần thiết vì đã có các quy định pháp luật khác về kiểm soát chất lượng TACN.
Theo quy định hiện hành, sản xuất, kinh doanh TACN là ngành nghề có điều kiện, chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải được cấp Giấy phép đủ điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự phụ trách và các điều kiện khác. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được doanh nghiệp tiến hành chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm nhập kho và sản phẩm lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, trước khi lưu thông, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố thông tin sản phẩm TACN. Trong giai đoạn kiểm tra chất lượng, cả cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp đều áp dụng quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ để đánh giá sự phù hợp, chất lượng của sản phẩm. Việc thực hiện thêm một bước công bố hợp quy độc lập khác là không cần thiết.
Mặt khác, từ năm 2018 đến nay, tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ, không quy định phải công bố hợp quy đối với ngay cả các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm chức năng, dinh dưỡng y học và các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm như bánh, kẹo, mỳ ăn liền… Trên thực tế, việc thực hiện quy định trên đã và đang gây lãng phí thời gian, nhân lực đối với doanh nghiệp do phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, phức tạp, làm tăng chi phí sản xuất như chi phí kiểm nghiệm, chi phí in lại bao bì, nhãn mác, thay trục lô… Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm giá thành sản xuất TACN trong bối cảnh ngành chăn nuôi nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Để hỗ trợ giảm chi phí nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt TACN, VIPA kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét bãi bỏ quy định chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm TACN và TACN bổ sung đã được phép lưu hành tại Việt Nam.
Để tạo bước đột phá về tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, VIPA kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi chủ lực (thịt gà chế biến, trứng gà/vịt, trứng chim cút qua chế biến, lông vũ, kể cả con giống…) Theo đó, trong chương trình cần cụ thể hóa các chỉ tiêu, lộ trình thực hiện xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chủ lực trong từng giai đoạn; có các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ các địa phương xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, triển khai các giải pháp hỗ trợ hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh công tác đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các thủ tục hành chính, quy định kỹ thuật đối với việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ đàm phán. |
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics