Vietravel Airlines nhập cuộc: Thị trường hàng không vẫn “ngon ăn"?
Hàng không: Sức hút khổng lồ từ thị trường tiềm năng | |
Thị trường hàng không: Thêm nhiều đôi cánh, hạ tầng có "gánh” nổi? | |
Thị trường hàng không sẽ tăng trưởng 9% trong dịp Tết |
Tàu bay đỗ kín sân bay Tân Sơn Nhất trong đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm 2020. Anh: ST |
Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), phải đến cuối năm 2021, toàn bộ các đường bay dài mới phục hồi trở lại như trước đây. Vietnam Airlines dự báo, thị trường hàng không nội địa nước ta trong năm nay và sang năm sẽ phục hồi từng bước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, còn thị trường quốc tế vẫn chưa thể xác định được thời điểm phục hồi. |
Tìm kiếm cơ hội trong đại dịch
Ngày 29/10 vừa qua, Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) do Vietravel làm chủ đầu tư đã chính thức được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Vietravel Airlines là hãng hàng không lữ hành cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế.
Với tổng vốn đầu tư thực hiện dự án 700 tỷ đồng, hãng đủ điều kiện để thực hiện dự án khai thác vận tải hàng không trong 50 năm với trên 30 máy bay bao gồm các đối tượng vận chuyển như hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện. Ngoài nguồn vốn 700 tỷ đồng, Vietravel đã đầu tư thêm 200 tỷ đồng bao gồm việc thuê máy bay, tuyển dụng, huấn luyên phi công nước ngoài cùng đội ngũ tiếp viên và vận hành bộ máy để nhanh chóng đưa Vietravel Airlines vào vận hành.
Theo Chủ tịch Vietravel Airlines Nguyễn Quốc Kỳ, hãng đặt mục tiêu phục vụ 1 triệu lượt khách trong năm đầu tiên, qua đó tạo việc làm cho gần 600 lao động, đóng góp nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
Thời gian đầu, Vietravel Airlines dự kiến khai thác hơn 80 chuyến bay mỗi tuần, tập trung vào trục bay chính TP HCM - Huế - Hà Nội và các điểm đến du lịch như: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Vietravel Airlines cũng dự kiến sẽ mở bán vé ngay sau khi được cấp AOC và sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 12 bằng tàu bay Airbus A321.
Vietravel Airlines đặt sân bay căn cứ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), thực hiện loại hình vận chuyển thường lệ và không thường lệ trên phạm vi quốc tế lẫn nội địa với mục tiêu khai thác năm đầu tiên là 3 tàu bay, tăng dần theo yêu cầu của thị trường và trong quy mô cho phép của nhà chức trách với chủng loại máy bay Airbus, Boeing hoặc tương đương.
Ra đời trong thời gian khó khăn sau dịch Covid-19 trong bối cảnh ngành hàng không đang gặp “đại hạn” cũng như tình hình ngành du lịch không mấy khả quan, tuy nhiên, cơ hội mà hãng hàng không này nhận thấy đó chính là việc thuê, mua máy bay giá rẻ hơn rất nhiều.
Do dịch Covid-19 kéo dài nên tàu bay trên thế giới tạm thời dư thừa và việc tìm kiếm thuê tàu bay rất thuận lợi với giá thấp hơn trước đây rất nhiều. Trước dịch, giá thuê một tàu bay A321 từ 5 - 6 tuổi trở lại không dưới 550.000 USD/tháng nhưng ở hiện tại, mức giá này chỉ dưới 400.000 USD. Về nhân sự, trước đây phi công A321 trả 220 triệu đồng/tháng, giờ chỉ còn 80 triệu đồng. Tương tự, tiếp viên trước đây phải 30 - 40 triệu đồng/tháng, giờ chỉ khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Viettravel Airlines có tiềm năng rất lớn về nguồn khách hàng du lịch bởi Viettravel là một thương hiệu mạnh trong ngành du lịch lữ hành. Việc Vietravel thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines sẽ giúp doanh nghiệp này phát triển theo hướng tạo ra các tour du lịch mới với dịch vụ trọn gói, có sức cạnh tranh bằng các tuyến bay thẳng, tiết kiệm thời gian, chi phí… Đặc biệt, với việc có thêm một hãng hàng không mới, người dân sẽ là người hưởng lợi lớn nhất. Bởi sẽ có thêm sự cạnh tranh về giá cũng như về chất lượng dịch vụ.
“Cây đắng” có sinh "trái ngọt"?
Thị trường hàng không được đánh giá tiềm năng nhưng không "ngon ăn". Đầu năm một tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh là Vingroup đã xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không mặc dù mọi việc đã sẵn sàng chỉ chờ cất cánh. Phát biểu về quyết định trên, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết, thị trường hàng không Việt Nam rất tiềm năng và đang phát triển mạnh, nhưng hiện có không ít công ty lớn đang tham gia. Việc Vingroup đầu tư mạnh vào hàng không có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung, gây lãng phí cho xã hội, đồng thời tập đoàn cũng cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển mảng Công nghệ - Công nghiệp của mình, vì vậy quyết định rút lui.
PGS. TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không cho rằng, ngành hàng không thế giới bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và sẽ phục hồi chậm trong năm 2021 cho đến khi có vắc xin được sử dụng rộng rãi. Ngành hàng không và ngành du lịch có thể sẽ không bao giờ phục hồi được như trước bởi các doanh nhân ở khắp nơi trên thế giới nhận ra rằng họ có thể vẫn chốt được hợp đồng thông qua ứng dụng hội họp trực tuyến từ công ty và thậm chí từ nhà.
Cũng theo ông Tống, do tâm lý e ngại lây bệnh khi đi lại đường hàng không và khả năng hội họp trực tuyến mà không cần phải gặp mặt nhau nên nhu cầu hàng không giảm xuống đáng kể trong tương lai ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Do đó, dự báo nhu cầu hàng không trên thế giới cũng như của Việt Nam phải mất vài năm nữa mới trở lại mức năm 2019 (trước khi có đại dịch Covid-19) và mức tăng trưởng cũng thấp hơn trước. Chính vì vậy, chúng ta không nên cho phép thành lập thêm nhiều hãng máy bay bởi sẽ không lợi cho các nhà đầu tư và dẫn đến phá sản, bất lợi cho hệ thống ngân hàng và không có lợi cho hành khách.
Như vậy, rõ ràng, việc thành lập một hãng hàng không mới trong thời điểm chưa biết bao giờ dịch Covid-19 được khống chế và chưa biết bao giờ ngành du lịch và hàng không có thể phục hồi và đạt được tốc độ tăng trưởng như trước đó và đặc biệt là hiện thị trường hàng không đang dần bão hòa, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân là một bước đi mạo hiểm của Viettravel Airlines.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng việc xuất hiện Viettravel Airlines vào thời điểm này sẽ là tác động xấu đến thị trường hàng không vốn đang rất yếu bởi tác động của dịch Covid-19.
“Đặc biệt, ngành hàng không yêu cầu có sự đầu tư lớn về cả nguồn lực về tài chính và nhân lực nhưng thu hồi vốn chậm không phải trong ngày một ngày hai. Vì vậy, cần hết sức cân nhắc, bảo đảm việc lập hãng bay mới phải đủ điều kiện về năng lực tài chính, năng lực quản lý, để đảm bảo nền kinh tế phát triển, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động”, ông Thủy cho biết thêm.
Chính vì vậy, cũng theo ông Nguyễn Xuân Thủy, việc cần quan tâm bây giờ là triển khai nhanh chóng các chính sách hỗ trợ cho ngành hàng không Việt Nam để các hãng hàng không Việt Nam có thể nhanh chóng phục hồi trở lại như khi trước dịch.
Tại dự thảo gói hỗ trợ lần hai cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng trọng tâm, trọng điểm vào các giải pháp, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không. Theo đó, đề xuất Chính phủ bảo lãnh các khoản vay cho các doanh nghiệp hàng không; nghiên cứu cơ chế cho Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) được phép đầu tư vào các doanh nghiệp hàng không theo hướng cho phép thực hiện quy chế đặc thù để bảo đảm tách bạch kết quả hoạt động đầu tư này với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh chung của doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường năm 2021 đối với nhiên liệu bay. Theo tính toán, giải pháp này có thể khiến số thu ngân sách giảm khoảng hơn 2.400 tỷ đồng nhưng có tác dụng giúp các hãng hàng không giảm chi phí đầu vào, giảm áp lực về dòng tiền để duy trì hoạt động. |
Tin liên quan
Hải quan TPHCM đối thoại, hướng dẫn chính sách cho các hãng hàng không
16:24 | 14/06/2023 Hải quan
Cục diện mới của ngành hàng không dân dụng
07:28 | 04/10/2022 Nhìn ra thế giới
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiết lộ tiến độ về Hãng hàng không IPP Air Cargo
20:15 | 08/09/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK