Việt Nam xuất khẩu vào Canada tăng cao nhất trong các nước CPTPP
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Cơ hội bứt phá 4 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Canada chưa tận dụng ưu đãi từ CPTPP |
Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada. |
Xin bà chia sẻ về tình hình xuất khẩu (XK) hàng hóa của Việt Nam sang Canada sau 5 năm thực thi Hiệp định CPTPP?
Canada hiện là một trong những đối tác XK quan trọng nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Canada, tính cả trung chuyển qua Hoa Kỳ, trong năm 2023, XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đã tăng 136% về giá trị kim ngạch so với 2018. Nói cách khác, 5 năm sau CPTPP, XK của chúng ta sang Canada đã tăng hơn gấp đôi, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2018 lên đến 9,8 tỷ USD năm 2023. Kể cả theo số liệu trong nước, giá trị XK của chúng ta sang địa bàn này cũng tăng tới 110% sau 5 năm, là thị trường “tỷ đô” có tốc độ tăng trưởng XK cao nhất trong nhóm các nước CPTPP. Với mức tăng trưởng XK cao, hiện Việt Nam đã trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada và Canada là nước mà chúng ta có mức thặng dư thương mại khá lớn, lên đến trên 9 tỷ USD.
Những ưu đãi của CPTPP đối với hàng hóa của Việt Nam đã được các doanh nghiệp tận dụng ra sao tại thị trường Canada trong thời gian qua, thưa bà?
Dù kim ngạch XK đã có sự tăng trưởng rất cao sau 5 năm triển khai CPTPP, nhưng hiện tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng XK Việt Nam sang Canada vẫn rất thấp, mới đạt 18%. Khoảng 81% hàng hoá XK Việt Nam sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN và khoảng dưới 1% vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan GSP. Cụ thể, trong năm 2022, Việt Nam XK 12,85 tỷ đô la Canada (CAD) tổng giá trị kim ngạch vào Canada, nhưng tới 10,4 tỷ CAD hàng XK vẫn sử dụng form MFN; chỉ có 2,34 tỷ CAD sử dụng form CPTPP và số còn lại vẫn sử dụng GPT.
Mức độ hiện diện của hàng Việt tại Canada hiện nay như thế nào và những mặt hàng nào của Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội tại thị trường này?
Hàng XK Việt Nam vào thị trường Canada đến nay vẫn đang được hưởng cả ưu đãi thuế quan theo GSP, MFN và CPTPP. Thực tế cho thấy, sau CPTPP, XK những mặt hàng hưởng thuế bằng 0% như điện thoại, điện tử điện máy, kim loại cơ bản, thuỷ sản, máy móc quang học, rau củ quả, hoá chất, gạo, điều, chè cà phê… dù sử dụng form ưu đãi nào sang Canada cũng tăng đột biến, có những mặt hàng tăng đến 1.000%. Điều này cho thấy CPTPP đã có tác dụng đòn bẩy, giúp các DN hai nước quan tâm hơn đến cơ cấu các sản phẩm, thị trường của nhau, từ đó, gián tiếp thúc đẩy XK cả những mặt hàng không có lộ trình giảm thuế. Bên cạnh đó, CPTPP còn có tác động tích cực đến XK của Việt Nam nhờ hiệu ứng lan toả do sự phát triển hơn của chuỗi cung ứng, vận tải và logistics giữa hai nước.
Đối với các mặt hàng hưởng lợi nhiều nhất từ lộ trình giảm thuế như dệt may, da giày, CPTPP đã có tác động đáng kể đến việc nâng thị phần của các mặt hàng này tại thị trường Canada. Đến nay, giá trị kim ngạch XK dệt may của Việt Nam sang địa bàn đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2018, đưa Việt Nam trở thành nước có thị phần lớn thứ 3 tại Canada. Đối với sản phẩm da, với kim ngạch trên 1 tỷ USD, Việt Nam hiện là nước có thị phần lớn thứ hai tại địa bàn (26%). Các sản phẩm nội thất cũng rất tiềm năng, hiện Việt Nam đang là nhà XK lớn thứ 4 vào thị trường.
Bên cạnh các mặt hàng XK chủ lực truyền thống của Việt Nam, các ngành hàng cơ khí hàng hải, ô tô, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng… đang là những mặt hàng có nhiều tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh và có nhiều dư địa để tăng thị phần. Đáng lưu ý, đây hầu như là những ngành hàng Trung Quốc chiếm thị phần khá lớn, vì vậy Việt Nam có nhiều lợi thế để được các DN Canada tìm đến như nguồn cung thay thế.
Để tiếp tục hỗ trợ hàng Việt Nam tiếp cận và tạo dựng được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Canada, thời gian tới, Thương vụ sẽ triển khai các hoạt động gì, thưa bà?
Khai thác các FTA nói chung và CPTPP nói riêng không chỉ là khai thác các ưu đãi về thuế để nhằm thúc đẩy XK ngắn hạn. Các DN cần nhằm vào những cơ hội lớn hơn như sự kết nối sản xuất, đầu tư, công nghệ, thương hiệu giữa hai nước để tạo ra chuỗi giá trị cao hơn. Đặc biệt, các DN cần quan tâm đến các cơ hội tham gia mua sắm chính phủ, đấu thầu chính phủ, hợp tác công tư ở nước ngoài mà CPTPP mang lại. Ngoài ra, bên cạnh XK hàng hóa cần chú ý tới XK dịch vụ. Đây là mảng XK chúng ta còn bỏ ngỏ chưa tận dụng được cơ hội, gồm dịch vụ vận tải biển, xây dựng, dịch vụ viễn thông và IT và dịch vụ nhượng quyền thương mại, dịch vụ lao động, du lịch…
Chính vì vậy, ở góc độ địa bàn, ngoài việc hỗ trợ các DN trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm, xác minh DN và kết nối đơn hàng, trong những năm qua, Thương vụ đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền cách thức khai thác và sử dụng ưu đãi CPTPP tại Canada. Chúng tôi đã phối hợp với các Bộ ngành sở tại tổ chức các cuộc hội thảo tại Canada và tại TPHCM đánh giá 5 năm thực thi CPTPP nhằm giúp các DN Canada hiểu rõ hơn các cơ hội làm ăn kinh doanh với các DN Việt Nam.
Việc khai thác tốt CPTPP chỉ có thể thực hiện được khi DN của cả hai nước cùng hiểu để vận dụng, cùng có chiến lược tìm nguồn cung đầu vào tối ưu và đáp ứng các quy tắc xuất xứ nhằm nâng cao tính cạnh tranh. Hiện nay, ngay cả đối với một số sản phẩm dù sử dụng form ưu đãi CPTPP, MFN hay GPT vẫn được hưởng thuế bằng 0%, thì việc sử dụng form CPTPP cũng có lợi ích đối với nhà nhập khẩu Canada. Vì các nhà sản xuất Canada cũng quan tâm tận dụng RVC (hàm lượng khu vực) trong chiến lược mua đầu vào nhằm tận dụng nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất để XK sang các thị trường mà cả Canada và Việt Nam cùng có FTA.
Chúng tôi là một trong những Thương vụ đi đầu trong việc hỗ trợ các DN kết nối trực tuyến với nhiều chương trình hội thảo chia sẻ thông tin và kết nối giao thương trong những năm qua. Thương vụ cũng liên tục cập nhật các Báo cáo ngành hàng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương; Cổng thông tin về các Hiệp định thương mại tự do và qua kênh báo chí để giúp các DN và hiệp hội có thêm thông tin về cấu trúc thị trường, đối thủ cạnh tranh, thị hiếu, từ đó có cơ sở để xây dựng chiến lược ngành hàng phù hợp.
Mới đây, chúng tôi cũng đã đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử của Thương vụ bằng tiếng Anh trong đó có mục giới thiệu các nhà XK Việt Nam uy tín. Đây tiếp tục là những định hướng công tác mà chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới để hỗ trợ thiết thực hơn nữa cho các DN tiếp cận và mở rộng sự hiện diện tại thị trường.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics