Việt Nam phải đi trong nhóm đầu về công nghiệp công nghệ số
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số? Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số |
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Ảnh: Quốc hội |
Tạo động lực thu hút nhân lực
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Theo đó, về chính sách liên quan đến nguồn nhân lực công nghệ số, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) đề nghị, cơ quan soạn thảo nên bổ sung chế độ ưu đãi đối với người hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ số.
Theo đại biểu, muốn thu hút nguồn nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người Việt Nam, chuyên gia người nước ngoài có trình độ, kỹ năng, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định nhưng lại chỉ quy định ưu đãi thuế thu nhập cá nhân là chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực thu hút nhân lực.
Vì thế, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách ưu đãi khác về điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc, nghiên cứu, học tập để nâng cao, bắt kịp với xu thế của lĩnh vực công nghiệp, công nghệ số.
Đồng thời nên có các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực như: hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, đào tạo, giảng dạy, hợp tác về việc cho sinh viên đi kiến tập hoặc thực tập tại các doanh nghiệp…
Ảnh: Quốc hội |
Đồng quan điểm, từ Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.
Đặc biệt trong các ngành công nghệ cao, các ngành phục vụ kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn…
Vì thế, đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát, bổ sung vào dự thảo luật các quy định cụ thể để Quốc hội, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư mạnh và đồng bộ hơn, nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đồng thời cần có chính sách cụ thể để thu hút nhân lực công nghệ số có chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp, khuyến khích mở rộng và phát huy các mô hình đào tạo mới.
Cùng với đó là nên có chính sách phù hợp khuyến khích các tập đoàn công nghệ nước ngoài đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ số tại Việt Nam…
Chính sách hỗ trợ nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng bán dẫn
Ngoài ra, theo các đại biểu Quốc hội, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số cần nhiều chính sách để phát triển, khai phá những không gian phát triển mới để tận dụng mọi cơ hội.
Đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung các chính sách nhằm khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trong công nghiệp số.
Trong đó, Nhà nước có chính sách, cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ các dự án hỗ trợ khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ số, như thúc đẩy các quỹ đầu tư, hỗ trợ tài chính, đào tạo và cung cấp không gian sáng tạo cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để những ý tưởng công nghệ mới được triển khai và phát triển.
Với các doanh nghiệp, khi có tới 98% doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, thì các đại biểu Quốc hội cho rằng, các chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo tính khả thi.
Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh). Ảnh: Quốc hội |
Theo đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh), công nghiệp bán dẫn không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vì thế, để giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, các chính sách cần thực sự là “đòn bẩy”, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh, với cơ sở hạ tầng công nghệ và dịch vụ phụ trợ đồng bộ, đảm bảo ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam phát triển.
Đồng thời cần các chính sách phát triển dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn đối với những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, bảo đảm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Quốc hội |
Giải trình, làm rõ ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ số là sự phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin nhưng có tính cách mạng.
Công nghệ số sinh ra chuyển đổi số. Công nghệ số là lực lượng sản xuất mới thực sự mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số cho sự phát triển của nhân loại.
Việt Nam muốn trở thành nước Xã hội Chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao thì phải đi trong nhóm đầu về công nghệ số, công nghiệp công nghệ số.
Nên theo Bộ trưởng, thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về đổi mới công tác lập pháp, dự án Luật đã tiếp cận phương thức mới, để xử lý các nội dung tài sản số và trí tuệ nhân tạo. Luật cũng dành một chương riêng cho công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn, coi chíp bán dẫn là công nghệ cốt lõi.
Vì thế, dự thảo Luật đã quy định các chính sách hỗ trợ phát triển, đảm bảo an ninh quốc gia cho ngành công nghiệp chiến lược này. Nhiều chính sách tốt nhất đã được đưa vào luật để hỗ trợ cho công nghệ chiến lược này.
Tin liên quan
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng
13:44 | 16/12/2024 Kinh tế
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics