Việt Nam nỗ lực nâng cao vị thế tín nhiệm quốc gia
Một góc đô thị quận 1, TP Hồ Chí Minh. |
Quốc gia duy nhất được 3 tổ chức nâng lên mức tích cực
Năm 2020 và đặc biệt là năm 2021 vừa qua, kinh tế Việt Nam đối mặt vô vàn thách thức do đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã điều hành linh hoạt các chính sách phát triển kinh tế, qua đó, kinh tế vĩ mô được giữ vững, kinh tế tăng trưởng dương, đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia. Nhờ đó, trong năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất được cả 3 tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới đồng loạt nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm lên mức Tích cực.
Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực: Những đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Kết quả là sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp cận với nguồn vốn vay với chi phí, mức lãi suất thấp hơn do có mức độ rủi ro thấp hơn, triển vọng tốt lên. |
Niềm vui lớn bắt đầu vào tháng 3, khi Ủy ban xếp hạng tín nhiệm Moody’s quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam hai bậc lên Tích cực. Điều đáng tự hào là việc nâng hai bậc triển vọng đối với Việt Nam là điều chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch Covid-19. Không lâu sau đó, Việt Nam đón nhận tin vui khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho biết giữ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB, nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực. Cùng với Moody và Fitch Ratings, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (“S&P”) cũng đã ra thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực.
Theo Bộ Tài chính, việc các đơn vị này nâng triển vọng cho Việt Nam thể hiện sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với việc điều hành chính sách hiệu quả của Chính phủ, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cũng như dư địa tài khóa ngày càng vững chắc.
Theo chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực, một trong những nguyên nhân để Việt Nam có được thành quả nói trên là do Việt Nam đã và đang tích cực cơ cấu lại hệ thống tài chính - ngân hàng, đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, có sức khoẻ tốt hơn, đảm bảo an toàn về vốn, củng cố quản lý rủi ro theo chuẩn mực Basel 2 và hệ số tín nhiệm được cải thiện. “Cùng với đó, việc cải thiện nền tài chính công thông qua củng cố tài khóa bền vững, ổn định nợ trong trung hạn, giảm nợ công, thâm hụt ngân sách cũng là những yếu tố tích cực, được các tổ chức xếp hạng ghi nhận”, chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định.
Nỗ lực trụ hạng và được nâng hạng tín nhiệm
Việc Việt Nam được nâng triển vọng tín nhiệm khẳng định sự đánh giá cao của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với thành công của Chính phủ Việt Nam trong điều hành quyết liệt để thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Đây cũng là sự nỗ lực của Bộ Tài chính và các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo quyết liệt, nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc nâng cao hệ số tín nhiệm của quốc gia.
Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), xét bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, và sẽ dần phụ thuộc nhiều hơn vào vay thương mại, việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia là thông điệp có ý nghĩa hết sức tích cực. Một mặt góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, mặt khác gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, cả nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Ghi nhận thành tựu của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, giữ mức xếp hạng tín nhiệm là vấn đề khó khăn bởi trong thực tế việc nâng hạng hay bị hạ bậc là điều rất dễ xảy ra. Việc giữ được chỉ số này không chỉ dựa vào yếu tố sản xuất kinh doanh mà còn đòi hỏi các yếu tố đi cùng liên quan đến tăng trưởng và phát triển như cải cách thể chế, cải cách hành chính, trả nợ...
“Kiểm soát được nợ công cũng như kiểm soát thể chế và các yếu tố khác có ý nghĩa quan trọng trong xếp hạng tín nhiệm. Rất may, thời gian qua, mặc dù đại dịch ảnh hưởng đến nguồn thu, nhưng chúng ta đã đảm bảo được bội chi, nợ công trong giới hạn cho phép”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nói.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, rủi ro địa chính trị, chiến tranh thương mại - công nghệ khó lường, chuyên gia Cấn Văn Lực khuyến nghị nhiều giải pháp Việt Nam cần thực thi để trụ hạng và được nâng hạng tín nhiệm trong thời gian tới. Bên cạnh kiên định thực hiện “mục tiêu kép”, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, cần tiếp tục phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối phù hợp, giữ vững tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, tăng thu nhập bình quân đầu người và các chỉ số phát triển con người.
"Đồng thời, cần cải thiện hơn nữa tài chính công thông qua củng cố tài khóa bền vững và ổn định nợ Chính phủ trong trung hạn, đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh thâm hụt ngân sách, nhất là chi thường xuyên, mở rộng cơ sở thuế;…", chuyên gia Cấn Văn Lực khuyến nghị.
Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ổn định, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách thể chế song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 để tiếp tục tạo nền tảng vững chắc thực hiện các mục tiêu trung, dài hạn của đất nước và nâng cao vị thế tín nhiệm quốc gia.
Tin liên quan
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 10/2024
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
Thị trường bao bì Việt Nam: Áp lực từ xu hướng xanh hóa
Công nhận kho ngoại quan của Công ty TNHH Quản lý chuỗi cung ứng Sirline Hà Nam Việt Nam
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics