Việt Nam ngày càng trở thành điểm nóng mua bán động vật hoang dã
Ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y phát biểu tại buổi họp báo |
Nghiên cứu của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy: 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ ĐVHD tại các khu chợ bán ĐVHD trong 12 tháng qua.
Tỷ lệ này cao hơn ở Việt Nam với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%. Đáng chú ý là, 9% trong tổng số người trả lời đã mua các sản phẩm từ ĐVHD chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại các sản phẩm ĐVHD trong tương lai.
Việc tiêu thụ thịt ĐVHD làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Phát biểu tại buổi Họp báo “Phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của người thành thị” sáng ngày 21/10, ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, thế giới ngày nay ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguồn gốc từ ĐVHD lây sang người.
Điển hình như, Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS/HIV), Ebola, Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-Cov), đại dịch Covid-19 hay bệnh Đậu mùa khỉ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những dịch bệnh này là do việc sử dụng thịt thú rừng để làm thực phẩm.
Theo Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), trong vòng 60 năm qua đã có 335 bệnh mới nổi xảy ra trên người. Trong đó, 144 tác nhân gây bệnh (chiếm 43%) có nguồn gốc từ ĐVHD, đặc biệt từ các loài linh trưởng, thú ăn thịt (cầy, cáo), dơi, chim hoang dã, tê tê,…
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hiện các chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD cơ bản đầy đủ và toàn diện, từ chế độ quản lý (theo chuỗi từ bảo tồn, khai thác, nuôi, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu) đến xử lý các hành vi vi phạm và xử lý các mẫu vật bị buôn bán, tàng trữ trái pháp luật.
Bà Jan Vertefeuille, Cố vấn cấp cao về vận động chính sách của WWF-Hoa Kỳ nhìn nhận: “Phương pháp tiếp cận người tiêu dùng để thay đổi hành vi của họ trong chiến dịch này là rất cần thiết để thay đổi quan niệm của xã hội về tiêu dùng thịt thú rừng và ngăn chặn nguy cơ bùng phát đại dịch tiếp theo”.
Tin liên quan
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
5 đối tượng chủ mưu buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia bị xử lý
09:37 | 06/11/2024 An ninh XNK
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics