Việt Nam nên "mạnh tay” hơn trong cải cách cơ cấu kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam |
Theo Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser (Canada) vừa công bố, tại Việt Nam, công tác điều hành chính sách kinh tế của Chính phủ hàng năm luôn đặt ổn định vĩ mô làm ưu tiên hàng đầu.
Chính phủ đã kiên định tìm kiếm các giải pháp mở rộng tự do kinh tế cho người dân và doanh nghiệp thông qua các giải pháp như giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư – kinh doanh, mở cửa thương mại quốc tế, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện chất lượng đầu tư công…
Chỉ số tự do kinh tế thế giới đã ghi nhận những thay đổi tích cực này của Việt Nam, với sự cải thiện thứ hạng liên tục từ thứ 141/165 năm 2011 lên thứ 99/165 năm 2022.
CIEMB là hội thảo thường niên quy tụ các học giả trong nước và quốc tế từ nhiều lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý. |
Tại Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh (CIEMB 2024) do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) phối hợp cùng Đại học Quốc gia Úc (ANU) đồng tổ chức vào ngày 17/10/2024, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chỉ ra nhiều vấn đề mới từ nền kinh tế toàn cầu sẽ tác động tới Việt Nam.
Từ góc nhìn quốc tế, theo TS. Peter J. Morgan, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ABDI), hiện nền kinh tế Mỹ vẫn tương đối mạnh. Nền kinh tế châu Âu đang phát triển chậm hơn đôi chút. Trong khi đó, nền kinh tế của Trung Quốc lại đang gặp vấn đề về đất đai và bất động sản, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đang tương đối thấp…
Vì thế, TS. Peter J. Morgan nhận định, đây là một môi trường có phần thách thức, nhưng không quá tiêu cực và cũng chưa thấy dấu hiệu của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Cũng về vấn đề này, GS.TS. Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhiều xu hướng mới của thế giới như phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, văn hóa doanh nghiệp… đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những thách thức cả trong ngắn và dài hạn.
Đối với Việt Nam, những xu hướng này cũng có tác động lớn. Nên hiện tại, Việt Nam đang xây dựng nhiều chiến lược phát triển liên quan đến kinh tế số, kinh tế xanh và các mô hình kinh tế bền vững, phù hợp với những xu hướng toàn cầu.
Tuy vậy, nhiều thách thức vẫn còn. Chẳng hạn, TS. Peter J. Morgan nhận xét, lĩnh vực kinh tế số đang phát triển khá nhanh nhưng Việt Nam vẫn chưa theo kịp tốc độ do vướng mắc về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Vì thế, vị chuyên gia của ABDI khuyến nghị Việt Nam cần đầu tư “mạnh tay” hơn, có thể học tập Nhật Bản trong việc cải cách cơ cấu kinh tế, phổ biến phương thức số hoá, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Các chuyên gia của Viện Fraser (Canada) cũng đề nghị, thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đầu tư rất nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng. Điều quan trọng là Chính phủ phải kiên trì chính sách coi vốn đầu tư công là “vốn mồi” để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Nền kinh tế cũng cần mở rộng thương mại quốc tế. Chính phủ cần tập trung rà soát, loại bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan không thực cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng tốt hơn cơ hội kinh doanh từ các hiệp định thương mại quốc tế.
Tin liên quan
Nhiều động lực thúc đẩy thu ngân sách tăng trưởng tích cực
08:57 | 02/12/2024 Tài chính
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI xuất siêu 43 tỷ USD
11:58 | 30/11/2024 Kinh tế
Nâng tầm giá trị hàng Việt qua thương mại điện tử
08:13 | 30/11/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Ba Lan qua các tuyến hàng hải mới
08:09 | 30/11/2024 Kinh tế
Mở đường tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
20:58 | 29/11/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chú trọng kết nối logistics với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL
16:50 | 29/11/2024 Kinh tế
Lần thứ 2 tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2024 cho các ngân hàng
08:33 | 29/11/2024 Kinh tế
Cú hích mới cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Ba Lan
16:42 | 28/11/2024 Kinh tế
8 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
14:32 | 28/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nissan Almera 2024 nhập khẩu có giá từ 489 triệu đồng
Chính thức phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
Hải quan Philippines hợp tác khu vực tư nhân thúc đẩy thương mại không giấy tờ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia