Việt Nam kiểm soát dịch viêm phổi cấp
Tính đến sáng 26/1, Trung Quốc đã có 30 tỉnh, TP có người mắc nCov với 2019 ca mắc, 56 ca tử vong. Số ca mắc mỗi ngày tăng lên hàng trăm người, diễn biến rất phức tạp. Hiện có nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia ghi nhận có ca mắc nCoV như Pháp, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Nepal, Việt Nam, chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào ngoài Trung Quốc.
Tại cuộc họp, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang ở tình huống 2 (có ca bệnh) nhưng lưu lượng người Trung Quốc đến Việt Nam rất lớn, nhất là trong mấy ngày nghỉ Tết. Do đó, chúng ta luôn sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống 3 (dịch bệnh lây lan ra cộng đồng).
Nhận định về dịch bệnh này, PGS.TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, dịch nCoV rất có khả năng lan rộng và phát triển vì cùng là vi rút corona gây bệnh MERs, SARs, nhưng MERs và SARs có tỷ lệ tử vong lớn nên người bệnh bị bệnh là đi đến viện ngay, dễ kiểm soát.
“Dịch nCoV có tỷ lệ tử vong thấp nên có thể nhiều người bệnh nhẹ sẽ điều trị tại nhà. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát ca bệnh, không kiểm soát được mức độ lây nhiễm. Ngoài ra, Trung Quốc có lượng người xâm nhập vào Việt Nam lớn. Chúng ta không chỉ chú ý khách đến từ Vũ Hán mà còn cả các tỉnh khác sát biên giới như Quảng Đông, người Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều", nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nêu.
Cũng theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, do hiện ngành Y tế Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nên chưa cần công bố dịch.
Nói về tình hình mắc bệnh tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, tại Việt Nam có 59 ca nghi ngờ mắc nCoV, trong đó có 2 ca xác định dương tính với vi rút nCoV là người Trung Quốc (đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TP.HCM). 57 ca còn lại sốt, có điều tra dịch tễ nghi ngờ mắc nCoV (đến từ Vũ Hán, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc với người Vũ Hán) đang điều trị tại các bệnh viện 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Về phía quốc tế, TS. Satoko, đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết: “Qua phân tích dịch tễ ban đầu, dịch nCoV có sự lây nhiễm qua người nhưng mới chỉ là chùm bệnh trong gia đình hoặc người tiếp xúc rất gần và nhân viên y tế. Hiện đã có ca xâm nhập tại 13-14 quốc gia nhưng các ca đều có tiền sử hoặc kết nối với việc tới Vũ Hán”.
TS. Satoko thông báo, WHO không khuyến nghị hạn chế đi lại và giao thương đối với sự kiện dịch nCoV ở Trung Quốc vì WHO đánh giá đây là sự kiện y tế khẩn cấp của Trung Quốc chứ không phải toàn cầu.
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, mức độ lây nhiễm tại Việt Nam chưa có biến động. Việc khai báo y tế bắt buộc các nước khác có nhiều khách Trung Quốc như Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc chưa áp dụng nhưng Việt Nam cũng đã áp dụng.
“Ngành Y tế phải tập trung cao nhất phát hiện kịp thời các ca nghi ngờ lây nhiễm để khoanh lại, cách ly, xét nghiệm chẩn đoán nhanh nhất cho bệnh dịch không lây ra cộng đồng”, Phó thủ tướng yêu cầu.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành Du lịch nên khuyến cáo người du lịch hạn chế tối đa việc tới vùng dịch.
Theo đại diện Cục Hàng không Việt Nam, từ ngày 15 dến 25/1, có khoảng 400.000 người từ Trung Quốc đến hoặc rời Việt Nam về Trung Quốc qua đường hàng không. Hiện có 3 hãng hàng không Việt Nam và 26 hãng quốc tế khai thác 260 chuyến bay đi, đến Việt Nam từ Trung Quốc.
Vì thế, trước các ý kiến trên mạng xã hội yêu cầu cân nhắc biện pháp ngưng tiếp nhận hành khách từ Trung Quốc, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại phiên họp cho biết hiện chưa có nước nào trên thế giới (ngoại trừ Triều Tiên với duy nhất 1 chuyến bay/ngày và thông tin cần xem xét lại) thực hiện việc này.
Chuyên gia này cũng cho biết, ngay Nhật Bản cũng chưa áp dụng khai tờ khai sức khỏe với các du khách đến từ Trung Quốc trong khi Việt Nam đã áp dụng từ 0h ngày 25/1.
Tin liên quan
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics