Việt Nam đang phát triển trên “xương sống” của chuỗi giá trị toàn cầu
Theo ông Brian Mtonya, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang là trung tâm sản xuất toàn cầu. Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực may mặc, điện tử, kinh doanh nông nghiệp, bằng cách NK để XK, Việt Nam đã phát triển trên “xương sống” của chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam mới chỉ tập trung vào công đoạn lắp ráp giai đoạn cuối cùng với liên kết thượng nguồn hạn chế. Hiện nay hàm lượng nội địa của Việt Nam thấp, chủ yếu NK nguyên liệu và gia công nguyên liệu.
"Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ, hoặc có thể tiếp tục tăng trưởng như một nền tảng XK cho chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyên về các chức năng như lắp ráp có giá trị gia tăng (GTGT) thấp hoặc có thể tận dụng được làn sóng tăng trưởng hiện tại để đa dạng hoá và thúc đẩy chuỗi cung ứng với các chức năng có giá trị cao hơn và nắm bắt cơ hội để thúc đẩy, hình thành và phát triển các DN nội địa năng động, sáng tạo và có khả năng phát triển các sản phẩm được làm tại Việt Nam của chính họ. Để làm được việc này, Chính phủ phải điều chỉnh mục tiêu công nghiệp cho phù hơp với nhu cầu nâng cấp. Bên cạnh đó tận dụng FDI để phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước. Hỗ trợ các DN trong nước và các doanh nhân hồi hương phát triển thương hiệu Made in Vietnam cho thị trường nội địa và toàn cầu”, ông Brian Mtonya nhấn mạnh.
Từ góc độ DN, các chuyên gia cho rằng, hiện nay liên kết giữa DN Việt Nam và DN nước ngoài còn yếu, chưa có sự lan toả. Mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường kém, phần lớn sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế và chưa được chứng nhận dẫn đến khó cạnh tranh. Trong khi 50% DN FDI có chứng nhận chất lượng thì chỉ có 5% các DN trong nước được chứng nhận sản phẩm, đây là rào cản rất lớn để các DN tham gia cung ứng cho các công ty đa quốc gia. Các DN FDI sử dụng nguyên liệu trong nước chỉ đạt khoảng 3%. Tỉ lệ đổi mới sản phẩm của Việt Nam còn thấp, đứng sau Campuchia. Kĩ năng của DN Việt Nam còn thiếu hụt, trong đó kĩ năng về kĩ thuật đang là cản trở lớn nhất trong mối liên kết giữa DN Việt Nam và DN nước ngoài. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận nguồn tài chính là trở ngại hàng đầu của các DN Việt Nam. Ngoài ra, các DN Việt còn gặp khó khăn do thiếu lực lượng lao động có kĩ năng đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và kĩ năng cá nhân.
Theo các chuyên gia, dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng với tính cạnh tranh của hoạt động sản xuất và chiếm tỉ lệ lớn trong GTGT của một sản phẩm. GTGT trong công đoạn gia công lắp ráp ngày càng thấp xuống, công nghiệp 4.0 đang tạo GTGT cao nhất. Trong 5-7 năm nữa tự động hoá sẽ có bước nhảy vọt, phải có sự chuẩn bị cho sự sụt giảm thâm dụng lao động. Do vậy, DN phải tập trung vào các công đoạn có nhiều GTGT hơn như nghiên cứu phát triển thiết kế, marketing, cung cấp dịch vụ, phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường. Hiện nay các DN Việt chưa hưởng được lợi ích từ các DN FDI, hầu hết các công ty cung ứng cho các công ty đa quốc gia đều là DN nước ngoài. Do đó, DN Việt Nam phải đẩy mạnh thiết kết, sáng tạo- phân khúc hiện đang nằm ngoài Việt Nam. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách để các DN tham gia vào chuỗi cung ứng quốc gia, tuy nhiên DN Việt mới tham gia vào cung ứng cho các DN trung gian chứ chưa làm việc trực tiếp cho các công ty đa quốc gia.
Nhằm hỗ trợ các DN khắc phục những hạn chế, chủ động và tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, từ tháng 6/2011, VCCI đã phối hợp với ILO triển khai chương trình Phát triển DN bền vững (SCORE). Tính đến nay chương trình đã hỗ trợ trên 110 DN chế biến gỗ, gần 30 DN cơ khí và dệt may với nhiều kết quả tích cực như đã có 91% DN tham gia tiết kiệm được chi phí sản xuất, 61% DN áp dụng được phương pháp cải thiện giao tiếp tại nơi làm việc, giảm 29% lỗi trên dây chuyền sản xuất, giảm 42% tỉ lệ thôi việc của nhân viên...
Theo nhận xét của ông Chang Hee Lee, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam, dự án SCORE đã đạt kết quả rất tốt. Việc triển khai dự án không chỉ giúp DN tiết kiệm chi phí nâng cao năng suất mà còn cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, thúc đẩy văn hoá DN, nâng cao chất lượng hoạt động cho các DN vừa và nhỏ, tạo ra môi trường thuận lợi cho DN hướng tới sự phát triển bền vững.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng lãnh sự Thụy Sĩ tại TP.HCM Othmar Hardegger cam kết Chính phủ Thụy Sĩ sẽ tích cực hỗ trợ các DN Việt Nam phát triển bền vững thông qua việc tiếp tục hỗ trợ vốn cho giai đoạn 3 của dự án SCORE với nội dung chính là đưa vào các chương trình đào tạo mang tính quốc gia, tạo điều kiện cho các DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin liên quan
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics