Facebook Twitter youtube Tiktok

Việt Nam có thể cung ứng khẩu trang vải cho thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh xuất khẩu dệt may gặp khó tứ bề vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc linh hoạt chuyển hướng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải được nhận định là giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp dệt may giảm bớt phần nào khó khăn.
cung ung khau trang cho the gioi nam trong tam tay viet nam Tổng cục Hải quan chủ động, kịp thời hướng dẫn về xuất khẩu khẩu trang
cung ung khau trang cho the gioi nam trong tam tay viet nam Tổng cục Hải quan thông tin rõ một số vấn đề về xuất khẩu khẩu trang
cung ung khau trang cho the gioi nam trong tam tay viet nam Phòng chống dịch Covid-19: Hải quan tiếp tục có chỉ đạo về xuất khẩu khẩu trang y tế
cung ung khau trang cho the gioi nam trong tam tay viet nam Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép
cung ung khau trang cho the gioi nam trong tam tay viet nam
Toàn ngành dệt may Việt Nam có thể sản xuất khoảng 150 - 200 triệu khẩu trang vải mỗi tháng. Ảnh: Internet

Mỗi tháng có thể sản xuất 200 triệu khẩu trang

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 630 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên; 1,2 tỷ m2 vải dệt từ sợi nhân tạo; tổng 2 loại vải đạt 5 triệu m2/ngày.

Nếu tính trung bình 1 m2 sản xuất được 20 khẩu trang vải, thì 1 ngày Việt Nam có thể sản xuất được lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang các loại (giả định toàn bộ vải dùng để may khẩu trang).

Bên cạnh đó, lượng vải còn tồn trong thương mại và doanh nghiệp vẫn còn khá lớn, chưa kể nguồn vải từ Trung Quốc đã bắt đầu được nhập về. Do vậy, có thể khẳng định Việt Nam không thiếu vải để may khẩu trang vải.

Bộ Công Thương đánh giá, về năng lực sản xuất khẩu trang vải, mỗi tháng Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có thể sản xuất được 50 triệu khẩu trang vải. Toàn ngành dệt may Việt Nam có thể sản xuất khoảng 150 - 200 triệu khẩu trang vải mỗi tháng. Năng lực sản xuất khẩu trang vải có thể tăng thêm, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, hiện nay nhu cầu khẩu trang trên thế giới vẫn tăng cao do dịch Covid-19. Việt Nam nằm trong những nước “top” đầu về xuất khẩu dệt may nên chuyển sang sản xuất khẩu trang sẽ tạo ra một thị trường sôi động.

“Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhanh nhạy khi sản xuất được các loại khẩu trang sử dụng vải thông thường, vải kháng khuẩn, không thấm nước, chống giọt bắn, thậm chí là ngăn được tia UV hay khẩu trang phủ muối độc đáo... Việc cung ứng khẩu trang vải cho thế giới hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam”, ông Hải nhận định.

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu còn cho rằng, sự tiếp cận nhạy bén và chuyển đổi nhanh chóng giữa các sản phẩm dệt may truyền thống với mặt hàng khẩu trang sẽ là bí quyết để các doanh nghiệp dệt may không chỉ cầm cự qua mùa dịch, mà còn có thể tạo ra một “sân chơi” mới, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước.

Xuất khẩu khẩu trang chỉ nhất thời

Tổng công ty May 10 là một trong những doanh nghiệp đang hy vọng việc sản xuất, xuất khẩu khẩu trang sẽ phần nào bù đắp bớt những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra cho hoạt động xuất khẩu dệt may.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19, trong tháng 4/2020, Tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đã có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải.

Trên thực tế, sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp tình thế hữu hiệu cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải cũng nhấn mạnh, việc xuất khẩu khẩu trang vải và các đồ bảo hộ y tế có những khó khăn nhất định, chủ yếu nằm ở đầu ra.

Dịch bệnh đang căng thẳng, nhu cầu khẩu trang thế giới không nhỏ, song doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được hàng lại chưa tìm được đầu ra.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác để thực hiện rà soát, xây dựng, đề xuất các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất khẩu trang vải.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài và cũng đang chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn của Việt Nam.

Một số chuyên gia nhận định, nhu cầu khẩu trang có thể kéo dài đến hết năm, nhưng sẽ giảm dần. Sản xuất khẩu trang là mặt hàng mang tính thời điểm. Về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đặt trọng tâm vào các sản phẩm dệt may truyền thống. Để tăng tính chủ động, ngành dệt may phải từng bước thay đổi về cơ cấu, không chỉ là gia công phụ thuộc vào đối tác mà phải làm chủ các khâu như sản xuất nguyên liệu, thiết kế...

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt tại nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, mới đây, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã tổng hợp thông tin chi tiết về nhu cầu nhập khẩu khẩu trang và các trang thiết bị bảo hộ y tế của nước này.

Cụ thể, thị trường Mỹ có nhu cầu 500 triệu chiếc khẩu trang N95; 200 triệu chiếc khẩu trang các loại khác; 1.000 máy trợ thở; 1 tỷ đôi găng tay; 100 triệu bộ áo choàng y tế và 50 triệu bộ áo bảo hộ phòng dịch.

Thị trường Tây Ban Nha có nhu cầu 123 triệu găng tay nitrile có bột hoặc không bột dùng trong khám bệnh; mắt kính bảo hộ; hàng triệu bộ quần áo bảo hộ dùng 1 lần; khẩu trang y tế... đạt quy chuẩn châu Âu.

Thị trường Kazackhstan cũng chào mua 30.000 khẩu trang y tế 3 lớp; 300.000 bộ test Covid-19; 200 máy thở... và hàng loạt các thiết bị khác.

Thị trường Belarus có nhu cầu 500 nghìn bộ thử xét nghiệm virus Covid-19; 1 triệu bộ quần áo bảo vệ; 1 triệu khẩu trang bảo vệ cấp độ 3; 50 nghìn chiếc kính bảo vệ, 200-300 nghìn thiết bị máy trợ thở cấp ICU…

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Dù chưa hết năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đã đạt được mức cao nhất lịch sử và có thể lập mốc mới hơn 400 tỷ USD.
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

(HQ Online) - Chiến lược đa dạng hóa cùng yếu tố chuyển dịch đơn hàng của các nhãn hàng đã mang lại kết quả tích cực cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2024 và tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu của năm 2025.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
vinamil
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn

Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn

Căn hộ dịch vụ cho thuê dài hạn đang trở thành phân khúc đầu tư hấp dẫn trên thị trường bất động sản.
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Kim ngạch xuất, nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương năm 2024.
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024

Tạp chí Hải quan số 103 (3440) có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao độ của hệ thống chính trị, sẽ là chìa khóa để TPHCM và vùng Đông Nam Bộ tiến vào thời kỳ phát triển mới, vươn lên cùng khát vọng của dân tộc.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động