Việt Nam chưa thay đổi biện pháp cách ly người nhập cảnh có “hộ chiếu vắc xin”
TPHCM đề xuất mua khoảng 5 triệu liều vắc xin Covid-19 | |
Đồng loạt tiêm vắc xin Covid-19 tại Hà Nội, Hải Dương và TPHCM | |
Thông tin mới về việc tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân |
Nhiều người kỳ vọng "hộ chiếu vắc xin" sẽ thúc đẩy phát triển du lịch. Ảnh internet |
Được biết, sáng ngày 10/3, bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh từ Mỹ trở về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất, trên hộ chiếu của ông được đính kèm thẻ tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC). Do trước khi về nước ông đã tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa Covid-19 tại Mỹ. Song do Việt Nam chưa có cơ chế riêng cho công dân có “hộ chiếu vắc xin” nên bác sĩ này vẫn phải thực hiện cách ly 14 ngày tại một khách sạn ở quận 3, TPHCM.
Từ trường hợp của bác sĩ nêu trên đã đặt ra yêu cầu quản lí đối với những người nhập cảnh vào Việt Nam đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Đặc biệt, nhiều người kỳ vọng "hộ chiếu vắc xin" là một giải pháp để mở cửa lại nền du lịch và mở cửa các ngành kinh doanh dịch vụ khác.
Trao đổi với báo chí xung quanh việc quản lí công dân, người nhập cảnh có “hộ chiếu vắc xin”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này Việt Nam chưa có thay đổi trong các biện pháp phòng chống dịch cũng như cách ly người nhập cảnh có “hộ chiếu vắc xin”.
Theo PGS. TS Trần Đắc Phu từ trước đến nay, với các bệnh truyền nhiễm, việc có vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh.
Trước đây, để phòng chống bệnh truyền nhiễm, các nước cũng đã áp dụng việc chứng nhận việc tiêm vắc xin khi đi lại như: Dịch tả, dịch hạch, bệnh sốt vàng (chỉ lưu hành ở châu Phi, lây qua muỗi đốt lây cho người ở châu Phi và người khác đến châu Phi)… “Tương tự với vắc xin phòng Covid-19, việc có hộ chiếu vắc xin cũng những điểm lợi. Một người được tiêm vắc xin, nếu thực sự có miễn dịch thì khi sang nước khác không bị lây bệnh và cũng không làm lây truyền bệnh. Như vậy sẽ giải tỏa được khó khăn cho ngành du lịch, hàng không, đi lại, phát triển kinh tế…”, PGS. TS Trần Đắc Phu cho biết.
Tuy nhiên PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng, cần phải lưu ý đến các rủi ro như sau: Thứ nhất, trước đây để nghiên cứu ra một vắc xin cần 4-5 năm, thậm chí 10 năm, trong khi đó vắc xin phòng Covid-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp. Vì thế, có thể có một số vấn đề chúng ta chưa biết hết được như: Các vắc xin khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau; có vắc xin chưa biết được giảm lây nhiễm như thế nào mà chỉ giảm mức độ nặng của bệnh, giảm triệu chứng; cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu…
Thứ hai, virus biến đổi liên tục nên vắc xin có thể không hiệu quả hoặc ít hiệu quả với các biến chủng mới.
Thứ ba, không loại trừ trường hợp có “hộ chiếu vắc xin” giả.
Do vậy, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên… để có thể có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp "hộ chiếu vắc xin" với xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính để giảm thời gian cách ly…
Cũng tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 11/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu và sẽ kiến nghị điều chỉnh quy định xuất nhập cảnh phù hợp với diễn biến tình hình.
Việc mở cửa, từng bước khôi phục việc đi lại của người dân và phát triển du lịch phải đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh. Việt Nam hiện vẫn chưa có thay đổi gì về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Vì thế, người nhập cảnh vào Việt Nam dù đã được tiêm vắc xin vẫn phải cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm...
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
TPHCM: Hầu hết các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng đều đã hết
20:51 | 30/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK