Việt Nam cần tận dụng tốt dòng vốn FDI
Cần tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước nhằm thu được giá trị gia tăng từ các nhà xuất khẩu có vốn FDI. Ảnh: ST |
Tối đa hóa tác động của FDI
Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI toàn cầu và thương mại toàn cầu về hàng hóa trung gian và dịch vụ sẽ cần thời gian để phục hồi sau cú sốc Covid-19 này. Thực tế thu hút FDI của Việt Nam dù giảm so với cùng kỳ song kết quả đó vẫn rất khả quan trong bối cảnh hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, các doanh nghiệp, tập đoàn đều bày tỏ sự quan tâm tới các định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới, thể hiện trong Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về việc thu hút các dự án quy mô lớn, thân thiện môi trường, có tác động lan toả, công nghệ hiện đại, có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời kỳ vọng, cuối năm nay, đặc biệt là năm 2021 sẽ có nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam để hiện thực hoá việc dịch chuyển của mình, nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép mở lại một số đường bay quốc tế để đón các chuyên gia tới Việt Nam. Trong đó, việc khơi thông các đường bay quốc tế có tác động lớn tới phát triển kinh tế đất nước. |
Mới đây, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có thu hút đầu tư, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong những tháng vừa qua. Tính đến ngày 20/9, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đạt 21,2 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện ước đạt 13,76 tỷ USD, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những thành tựu rất đáng tự hào của Việt Nam trong bối cảnh suy giảm mạnh trên toàn cầu do cú sốc Covid-19.
Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng và cơ hội để đón sóng đầu tư dịch chuyển hậu Covid-19, và thực tế đã có nhiều nhà đầu tư thể hiện sự quan tâm tới môi trưởng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đơn cử, cùng với việc "ông lớn" Apple triển khai kế hoạch gia tăng đặt hàng các nhà cung ứng ở Việt Nam, hiện môt số nhà cung ứng của Apple như Foxconn, Luxshare cũng đang lên kế hoạch gia tăng hoạt động đầu tư tại Việt Nam ở một số địa phương cụ thể như Bắc Giang, Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên tới cả tỷ USD.
Theo người đứng đầu Bộ KH&ĐT, với việc tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, Việt Nam đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số cũng đang rộng mở, đặc biệt khi kinh tế không tiếp xúc, thương mại điện tử của Việt Nam đã tạo được những bước phát triển nhanh trong đại dịch.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thu hút nhiều hơn vốn FDI, chất lượng vốn FDI tác động tới kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu. Liên quan vấn đề này, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tìm kiếm và khai thác các cơ hội từ hai xu hướng lớn xuất hiện từ dịch Covid-19, thứ nhất là những thay đổi trong hệ thống thương mại và đầu tư toàn cầu và thứ hai là sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc. Theo đó, Việt Nam có nhiều việc cần phải làm để nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là bằng cách thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới có chất lượng cao và tiến lên trên chuỗi giá trị. “Với tôi, thách thức đối với Việt Nam không nhất thiết phải là thu được dòng vốn FDI lớn hơn mà là tối đa hóa tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực”, bà Carolyn Turk nói.
Nhiều dư địa để cải thiện các hạn chế
Nhiều ý kiến cho rằng, tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng sẽ là quan trọng để Việt Nam thúc đẩy nhanh năng suất và tăng trưởng. Theo TS. Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (Ngân hàng thế giới), Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia có tốc độ tăng vốn FDI cao nhất và đã thành công trong việc hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu chế biến chế tạo nhẹ, thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng việc làm. Tuy nhiên, mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế, thấp hơn so với các nước cùng khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Chưa kể, mức độ tham gia của Việt Nam vào các công đoạn tinh vi phức tạp của Việt Nam vẫn còn thấp. Theo Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) năm 2020, mức độ tham gia của Việt Nam là chế biến chế tạo mức hạn chế, và cần tiến lên trong chuỗi giá trị để nâng cao năng suất. Theo đó, bà khẳng định Việt Nam vẫn còn dư địa đáng kể để tiếp tục cải thiện vấn đề này. “Trong trung hạn, việc chuẩn bị tốt cho tình trạng “bình thường mới” của các chuỗi giá trị toàn cầu là điều quan trọng. Việt Nam có thể cân nhắc xây dựng các chiến lược để chủ động hướng vào và thu hút các nhà đầu tư từ Trung Quốc (bằng cách sử dụng các hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tư và các biện pháp khuyến khích đặc biệt). Đồng thời, cải thiện đòn bẩy FDI, thực hiện các biện pháp tăng cường liên kết chặt chẽ hơn giữa FDI và doanh nghiệp trong nước”, TS. Victoria Kwakwa khuyến nghị.
Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển mới được tổ chức, TS. Jonathan Pincus, Cố vấn quốc tế cao cấp, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, vốn FDI mang lại lợi ích, nhưng cũng kéo theo chi phí. Do đó, nhu cầu của Việt Nam là tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước nhằm thu được giá trị gia tăng từ các nhà xuất khẩu có vốn FDI. “Về dài hạn, tầm quan trọng của FDI trong khu vực sẽ tăng lên. Thách thức ở đây là tăng cường năng lực của doanh nghiêp trong nước trong việc thu được giá trị gia tăng đối với cả doanh nghiệp xuất khẩu có vốn FDI và không có vốn FDI", TS. Jonathan Pincus khuyến nghị. Ông cho rằng, Việt Nam cần tập trung xây dựng chính sách công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng năng lực trong các ngành tăng trưởng bền vững.
Còn theo ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, đẩy nhanh các cải cách trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực số hoá và cải thiện môi trường kinh doanh có thể giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, ông Jacques Morisset cho rằng, thách thức lớn cho Việt Nam không phải là thu hút thêm FDI hay hội nhập sâu thêm mà quan trọng hơn là tận dụng tốt dòng vốn đó. Và Chính phủ đã nhận ra phải thay đổi chiến lược. "Về tương lai sẽ có xu hướng hạn chế các nhà máy cũ, thâm dụng lao động. Chưa kể, các đột phá công nghệ đã và đang có nguy cơ làm giảm nhu cầu về lao động kỹ năng thấp trong ngành chế biến chế tạo. Do đó, Việt Nam cần định hướng lại lợi ích từ thu hút FDI, không chỉ là tạo ra việc làm mà là tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị", ông nói.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, hiện vẫn còn khoảng 41% vốn FDI đăng ký, tương đương 158 tỷ USD tiền đầu tư đang chờ giải ngân theo giấy phép đầu tư. Thay vì cố sức cạnh tranh để thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI mới, thì việc tận dụng nguồn vốn chưa được giải ngân này cũng rất quan trọng. Nếu Việt Nam tạo điều kiện để nguồn vốn này dần giải ngân được thì sẽ góp phần không nhỏ vào thúc đẩy tăng trưởng.
Tin liên quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
“Con đường mới” cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tiếp cận vốn
08:00 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK