Việt Nam- Australia tăng cường hợp tác tài chính
Quang cảnh hội thảo. |
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, hội thảo hợp tác tài chính lần thứ 2 là hoạt động tiếp nối nhằm cụ thể hóa công tác quản lý tài chính và tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính giữa Việt Nam và Australia trong khuôn khổ triển khai biên bản ghi nhớ hợp tác cấp bộ giai đoạn 2021-2023.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận tình hình kinh tế vĩ mô, chia sẻ kinh nghiệm giữa 2 nước và định hương diễn biến vĩ mô 2 nước; phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thanh toán thị trường chứng khoán và các giải pháp thực hiện.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện Bộ Ngân khố Australia đã có bài trình bày tầm nhìn về xu hướng phát triển và các thách thức kinh tế vĩ mô tác động đến nền kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Australia và toàn khu vực; cập nhật chính sách kinh tế vĩ mô của Australia giai đoạn 2022-2025.
Theo chia sẻ của đại diện Bộ Ngân khố Australia, lạm phát hiện nay đang chịu sự tác động của 3 cú sốc: chuỗi cung ứng toàn cầu; xung đột Nga - Ukraine; chiến lược phong tỏa kiểm soát Covid-19 ở Trung Quốc… Những yếu tố này đã gây áp lực lớn cho chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó có vấn đề liên quan đến năng lượng, dầu mỏ và thực phẩm. Tuy nhiên những điều này cũng đặt ra thách thức cho môi trường chính sách.
Cũng tại hội thảo, đại diện Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2021-2022 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2025, 2030.
Theo đó, giai đoạn 2021-2022, chính sách tài khóa của Việt Nam được thực hiện chủ động, linh hoạt, tập trung hỗ trợ phục hồi kinh tế. Thực hiện chính sách tài khóa theo chủ trương nói trên, trong 5 tháng đầu năm 2022, thu NSNN đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi chi NSNN đạt 589,1 nghìn tỷ đồng, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo.
Cùng với đó, để thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Quốc hội ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ, trong đó đã thực hiện miễn giảm khoảng 22.600 tỷ đồng/64.000 tỷ đồng dự kiến khi xây dựng chương trình, đạt tỷ lệ 35%. Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng đã phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh tạo nguồn cho vay là 2,7 nghìn tỷ đồng và cho vay với dư nợ vay là 4,58 nghìn tỷ đồng.
Về những thách thức, đại diện Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho biết, hiện nay, kinh tế vĩ mô Việt Nam cũng đang gặp phải một số thách thức, đó là xung đột Nga - Ukraine và các rủi ro tiềm ẩn từ dịch Covid-19; thị trường tiền tệ còn một số vấn đề, triển khai đầu tư công còn chậm, áp lực từ điều hành chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát của các quốc gia…
Do đó, Chiến lược tài chính đến năm 2030 đặt mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia…
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến lạm phát toàn cầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam ra sao; các yếu tố cung cầu có phải là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao hơn ở Việt Nam hay không; các chính sách tài khóa và tiền tệ ở Việt Nam đang phản ứng như thế nào?
Thông tin về vấn đề này, đại diện Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho biết, để phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch thì chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ rất quan trọng, trong đó quan trọng nhất vẫn là chính sách tài khóa.
Để kiểm soát lạm phát, Chính phủ, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đã giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính ngắn hạn không phải là căn bản để kiểm soát lạm phát, cần có biện pháp khác nữa kể cả từ phía người tiêu dùng, DN để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất.
Việt Nam cũng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm, 5 năm tới. Trong bối cảnh cụ thể về lạm phát, kinh tế vĩ mô… Việt Nam sẽ có điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ, tuy nhiên căn bản vẫn là dựa vào chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt.
Cùng với đó, những định hướng lớn như tăng trưởng xanh, kinh tế số… tiếp tục được Việt Nam theo đuổi. Trong ngắn hạn và năm 2023, Việt Nam chủ yếu ưu tiên kiểm soát lạm phát đồng thời tiếp tục thực hiện biện pháp phục hồi phát triển kinh tế sau khi chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19 trong 2020-2021.
Để phục hồi và phát triển kinh tế, bên cạnh kiểm soát lạm phát còn phải thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội… Đây là những ưu tiên mà Việt Nam phải thực hiện trong điều kiện cân bằng được mục tiêu và biện pháp thúc đẩy phát triển mà không gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô và xã hội.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics