Việc đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ manh nha
Hiện nay NATEC đang tiến hành các hoạt động gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thưa bà?
Năm 2013, NATEC đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho nhiệm vụ hỗ trợ để triển khai đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam– gọi tắt là đề án VSV. Từ đó, chúng tôi được tiếp cận với những doanh nghiệp khởi nghiệp mong muốn gọi vốn và đưa họ vào chương trình tập huấn rất nhanh. Sau 3 tháng tập huấn đó họ được tiếp cận với nhà đầu tư trong nước, quốc tế và được nhận những gói đầu tư đúng nhu cầu của mình. Từ đó mới xây dựng đề xuất lên Chính phủ để có đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Chính vì vậy mới có đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025, đề án này được thông qua vào năm 2016.
Từ đó đến nay, chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, thường xuyên tìm kiếm các hoạt động khởi nghiệp, lắng nghe nhu cầu để đưa vào đề xuất chính sách cho phù hợp.
Theo bà, việc đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo có những đặc thù gì khiến chúng ta phải xây dựng một chính sách riêng biệt cho hoạt động này?
Có lẽ đặc thù nhất đó là sự rủi ro, khó đoán của việc đầu tư này. Mọi người thường nói rằng trong 10 doanh nghiệp đầu tư thì có 9 ông sẽ chết, và chẳng ai đoán được ông nào sẽ thành công. Chính vì vậy, những người đầu tư cho khởi nghiệp phải là người rất hiểu về khởi nghiệp và phải có tiền thì họ mới đầu tư được.
Thứ nhất, về vấn đề vốn, đầu tư cho một doanh nghiệp, giai đoạn ban đầu - ươm mầm sẽ mất khoảng từ 5.000-10.000 USD. Nhưng nếu chỉ đầu tư cho một doanh nghiệp thì khả năng mất là rất cao, nên nếu có tiền thì nhà đầu tư sẽ đầu tư cho 10-20 doanh nghiệp. Chính vì vậy bạn phải có tiền và phải có kinh nghiệm
Thứ hai, nếu những nhà đầu tư khi tham gia vào đầu tư mà không có người chia sẻ được rủi ro thì họ sẽ khó có thể tham gia vào thị trường này. Nên thông thường sẽ phải có các chính sách, hỗ trợ, chia sẻ rủi ro cho những nhà đầu tư, trong đó có chính sách về thuế, chính sách về đối ứng đầu tư (cùng đầu tư) từ nhà nước với tư nhân.
Theo bà, có phải do yếu tố rủi ro mà đa phần các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp hiện nay đều là các quỹ ngoại có vốn mạnh và có kinh nghiệm không?
Điều này hoàn toàn đúng, bởi thứ nhất quỹ ngoại có kinh nghiệm rất nhiều về mặt đầu tư. Thứ hai là họ có khoản tiền rất lớn. Trong khi đó, ở Việt Nam việc đầu tư khởi nghiệp còn rất mới nên kinh nghiệm cũng như hiểu biết về mặt đầu tư cho khởi nghiệp là chưa nhiều.
Bên cạnh đó, khung chính sách cho đầu tư khởi nghiệp sáng tạo mới chỉ được thông qua vào tháng 3/2018 (Nghị định 38/2018/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo) để công nhận việc đầu tư dạng quỹ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài ra những ưu đãi về mặt chính sách như ưu đãi về thuế, đối ứng vốn đầu tư và các vấn đề khác thì cũng chỉ đang bắt đầu. Chính vì vậy, việc đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam mới chỉ manh nha. Và theo tôi, với những chính sách vừa mới ra đời và sắp ra đời sẽ thúc đẩy thị trường vốn này.
Trong quá trình tiếp cận với các doanh nghiệp khởi nghiệp bà nhận thấy cần thay đổi những gì về chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tốt hơn?
Thực ra, các chính sách khởi nghiệp ở Việt Nam hiện vẫn còn rất mới và để hoàn thiện được khung pháp lý cũng như là các chính sách hỗ trợ thì cũng cần khoảng 2-3 năm nữa mới xong. Ví dụ như việc tài trợ cho khởi nghiệp, hiện nay đang tài trợ các khoản liên quan đến nghiên cứu và phát triển. Còn các khoản liên quan đến việc tìm hiểu thị trường như thế nào, đi nước ngoài ra sao… thì hiện tại là chưa có các chính sách hỗ trợ. Các công cụ đầu tư, mô hình đầu tư như sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng, hay sàn IPO dành riêng cho khởi nghiệp, chính sách dành cho nhà đầu tư thiên thần cũng chưa có,… Chính vì vậy, thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam còn thiếu nhiều khung chính sách. Tuy vậy, các bộ ngành đang tích cực nghiên cứu, đề xuất giúp Chính phủ xem xét và quyết định các chính sách mới.
Theo bà, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp những rủi ro gì khi tiếp cận với nguồn vốn từ các quỹ đầu tư ngoại?
Thực ra việc toàn cầu hóa trong đầu tư cho khởi nghiệp là xu hướng mà không phải chỉ ở Việt Nam mà nước nào cũng như thế cả vì không phải nước nào cũng có đủ năng lực để đầu tư nhiều cho khởi nghiệp. Như ta thấy ở trên thế giới có hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp tỷ USD, nguồn tiền đó ở các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ là rất khó để có được. Nên việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là việc không thể tránh khỏi và nên được khuyến khích.
Theo tôi không thể gọi là rủi ro mà phải gọi là khó khăn và khó khăn ở đây nằm ở năng lực của doanh nghiệp khởi nghiệp và hệ thống chính sách đi kèm trong quy trình này. Cụ thể là làm thế nào để dễ dàng thu hút nhà đầu tư nước ngoài đó là những điều chúng ta cần tập trung.
Xin cảm ơn bà!
Bà PHAN HOÀNG LAN, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (NATEC): Từ tháng 3/2018, Nghị định 38/2018/NĐ-CP được thông qua. Phải có thời gian khoảng 6 tháng đến 1 năm để chúng ta nhìn thấy rõ được hoạt động đầu tư tăng thế nào. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, về mặt hưởng ứng của cộng đồng đầu tư đã thấy rất rõ. Rất nhiều nhà đầu tư khi thấy chính sách của Việt Nam bắt đầu khuyến khích đầu tư cho khởi nghiệp đã bắt đầu vào Việt Nam tìm hiểu và đầu tư. Còn việc đầu tư như thế nào thì chúng ta cần theo dõi thêm một thời gian nữa. |
Tin liên quan
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics