Vì sao xuất nhập khẩu liên tục biến động?
Diễn biến XNK cập nhật từ đầu năm đến 15/3, đơn vị tính "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình. |
Xuất khẩu gặp khó
Qua dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ngay trong 15 ngày đầu tháng 1/2019, Việt Nam nhập siêu gần 1 tỷ USD, nhưng lũy kế hết tháng 1 nước ta lại xuất siêu hơn 800 triệu USD.
Tuy nhiên, kết thúc tháng 2, điệp khúc nhập siêu trở lại với con số thâm hụt hơn 60 triệu USD (lũy kế từ đầu năm).
Nhưng trong 15 ngày đầu tháng 3 nước ta lại xuất siêu hơn 600 triệu USD và nâng mức thặng dư thương mại từ đầu năm đến trung tuần tháng 3 ở mức hơn 500 triệu USD.
Điểm qua vài dấu mốc nổi bật trên để thấy được sự biến động rất khác biệt trong diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của nước ta những tháng đầu năm so với cùng kỳ những năm gần đây.
Điển hình như cùng kỳ 2018 mức thặng dư thương mại của Việt Nam được duy trì đều đặn từ 181 triệu USD trong tháng 1, nâng lên 504 triệu USD vào tháng 2, tiếp đến 15/3/2018 con số xuất siêu là 1,39 tỷ USD.
Chưa có phân tích cụ thể từ chuyên gia hay các nhà chuyên môn, nhưng qua dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, sự biến động những tháng đầu năm 2019 bị tác động lớn từ 2 yếu tố là xuất khẩu điện thoại và hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Có thể thấy, với tỷ trọng chiếm ở mức trên dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng điện thoại là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo được sự tăng trưởng cao của xuất khẩu và cả mức thặng dư thương mại của Việt Nam trong những tháng đầu năm và cả năm 2018.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm nay, nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ 2018 và là nhóm hàng duy nhất trong nhóm 3 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất bị tăng trưởng âm. Hai mặt hàng còn lại là dệt may và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn tăng trưởng khá.
Đến 15/3, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện chỉ đạt 9,43 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ 2018.
Đối với hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cập nhật của Tổng cục Hải quan theo thị trường hết tháng 2 (theo kế hoạch, ngày 10/4, Tổng cục Hải quan công bố thông tin XNK theo thị trường hết tháng 3 - PV), xuất khẩu sang quốc gia láng giềng này bị giảm 16,3%, với trị giá chỉ đạt 4,72 tỷ USD. Việc sụt giảm ở thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta (sau Hoa Kỳ) cũng là điều rất đáng quan tâm vì không chỉ tác động vào hoạt động xuất khẩu chung của cả nước mà nhiều năm gần đây Việt Nam luôn có được mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang Trung Quốc.
Sự biến động đáng chú ý liên quan đến hoạt động xuất khẩu điện thoại và thị trường Trung Quốc khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đến 15/3 chỉ đạt 5,4%, trong khi cùng kỳ 2018 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên đến 26,5%.
Lấy lại đà tăng trưởng
Khởi đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có phần chậm chạp so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, những thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan trong 15 ngày đầu tháng 3 cho thấy tình hình đang dần được cải thiện.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 (từ ngày 1-15/3) đạt 21,3 tỷ USD, tăng 18,6% (tương ứng tăng 3,34 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 93,6 tỷ USD, tăng 6,3% (tương ứng 5,55 tỷ USD) so với kết quả thực hiện cùng thời gian năm 2018 (và cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan đến ngày 19/3, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đã cán mốc 100 tỷ USD-PV).
Với kết quả trên, cán cân thương mại trong nửa đầu tháng 3 có mức thặng dư gần 610 triệu USD, tính từ đầu năm đến hết 15/3 đạt con số xuất siêu khoảng 500 triệu USD.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu điện thoại và nhiều mặt hàng chủ lực có được sự tăng trưởng rất cao. Chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3 có tới 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may.
Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 2,681 tỷ USD, tăng tới 363 triệu USD, tương ứng tăng 15,7% so với nửa cuối tháng 2/2019; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,346 tỷ USD, tăng 198 triệu USD, tương ứng tăng 17,3%; dệt may đạt 1,258 tỷ USD, tăng 269 triệu USD, tương ứng tăng 27,2%...
Về hoạt động nhập khẩu, trị giá trong kỳ 1 tháng 3 đạt 10,34 tỷ USD, tăng 24,5% (tương ứng tăng 2,03 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019. Tính hết ngày 15/3, tổng trị giá nhập khẩu cả nước đạt 46,55 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 3,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.
So với nửa cuối tháng 2/2019 nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 3 biến động tăng ở một số nhóm hàng chủ lực như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 414 triệu USD, tương ứng tăng 23,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 258 triệu USD, tương ứng tăng 21,8%; vải các loại tăng 210 triệu USD, tương ứng tăng 77,7%...
Với những tín hiệu tích cực gần đây cộng với việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định sau kỳ nghỉ tết dài ngày do đó có nhiều cơ sở để tin tưởng hoạt động xuất khẩu và thặng dư thương mại sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics