Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu cần cần nắm rõ quy trình cấp và hợp pháp hóa lãnh sự giấy C/O . Ảnh: L.T |
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 1 tháng gần đây, một số doanh nghiệp XK thủy sản phản ánh về tình trạng nhiều lô hàng thủy sản XK qua một số nước Trung Đông bị Cục Lãnh sự trả lại hồ sơ vì vướng mắc liên quan đến thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, dẫn đến ách tắc XK sang những thị trường này.
Theo thông tin các doanh nghiệp nhận được, các hồ sơ bị Cục Lãnh sự trả lại do không thống nhất mẫu dấu/chữ ký với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Liên quan tới việc này, lãnh đạo VCCI cho biết, trong khi chờ làm thủ tục đổi dấu cấp cấp C/O do VCCI đổi tên, tổ chức này đã làm tờ trình đăng ký sử dụng dấu VCCI đóng trên C/O cần hợp pháp hóa lãnh sự, đồng thời từ ngày 18/11/2024 sẽ đăng ký dấu VCCI TPHCM để đóng dấu trên chứng từ XK cho doanh nghiệp.
“Do vậy, những doanh nghiệp đang bị vướng hồ sơ vì vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự, xin vui lòng liên hệ với Phòng Pháp chế, VCCI TPHCM để sớm được hỗ trợ.”- đại diện VCCI cho biết.
Hợp pháp hóa lãnh sự (hay còn gọi là chứng nhận lãnh sự) là một quá trình nhằm xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ và tài liệu, đặc biệt khi các tài liệu này cần được sử dụng ở nước ngoài. Các nước yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các hồ sơ giấy tờ liên quan đến hàng nhập khẩu sẽ có quy định khác nhau tùy vào từng quốc gia.
Thông thường, các giấy tờ cần hợp pháp hóa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bao gồm các chứng từ thương mại, chứng nhận nguồn gốc hàng hóa (C/O), hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm định, và các tài liệu khác liên quan đến quá trình xuất khẩu và nhập khẩu.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy C/O là một phần quan trọng trong quy trình xuất khẩu, và có sự liên quan chặt chẽ đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Tuy nhiên, hợp pháp hóa lãnh sự là một bước bổ sung sau khi C/O đã được cấp, đặc biệt là khi xuất khẩu vào các quốc gia yêu cầu chứng nhận tính hợp pháp của giấy tờ.
Từ thực tế trên, VASEP đưa ra khuyến nghị, khi xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm khác, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình cấp và hợp pháp hóa lãnh sự giấy C/O.
Để tránh gặp phải các rủi ro và trì hoãn trong việc thông quan hàng hóa XNK, doanh nghiệp cần: hiểu rõ yêu cầu về giấy tờ và chứng nhận của quốc gia nhập khẩu; đảm bảo giấy C/O được cấp chính xác và hợp pháp hóa đúng quy trình; chú ý đến thời gian và chi phí hợp pháp hóa; kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ và yêu cầu hợp pháp hóa trước khi xuất khẩu.
Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo quá trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ, đồng thời tận dụng các ưu đãi thuế quan và lợi thế cạnh tranh trong các thị trường quốc tế.
Một số quốc gia có yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ giấy tờ nhập khẩu: Các quốc gia Trung Đông: Các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Kuwait, Qatar, Oman và Bahrain yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ thương mại khi nhập khẩu hàng hóa. Điều này có thể bao gồm việc hợp pháp hóa các chứng từ như hóa đơn thương mại, vận đơn, và chứng nhận xuất xứ. Các quốc gia châu Á: Ấn Độ: Thường yêu cầu hợp pháp hóa các chứng từ như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) khi nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia ngoài Ấn Độ. Pakistan: Cũng yêu cầu hợp pháp hóa chứng từ như C/O và hóa đơn thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu. Các quốc gia châu Phi: Nigeria: Thường yêu cầu hợp pháp hóa các tài liệu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là giấy chứng nhận xuất xứ và hóa đơn thương mại. Angola, Mozambique và Congo: Các quốc gia này yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các tài liệu nhập khẩu như hóa đơn và chứng nhận xuất xứ. Các quốc gia châu Mỹ Latinh: Brazil: Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ như chứng từ vận chuyển, hóa đơn thương mại và chứng nhận xuất xứ khi nhập khẩu hàng hóa. Argentina: Thường yêu cầu hợp pháp hóa các chứng từ xuất xứ và hóa đơn thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu. Một số quốc gia châu Âu: Một số quốc gia như Nga, Ukraine, Belarus cũng yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ nhập khẩu, đặc biệt là chứng nhận xuất xứ và các tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào quy định thương mại của từng quốc gia. Khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa vào các quốc gia này, các công ty cần phải xác minh yêu cầu hợp pháp hóa cụ thể với cơ quan chức năng hoặc đại sứ quán của quốc gia đó. Để chắc chắn về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ giấy tờ nhập khẩu, doanh nghiệp nên liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia mà bạn đang xuất khẩu hàng hóa tới để được cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất. |
Tin liên quan
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng
13:44 | 16/12/2024 Kinh tế
Mở đường để nông sản Việt Nam "thăng hoa" tại Trung Quốc
08:11 | 16/12/2024 Kinh tế
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản
11:34 | 15/12/2024 Kinh tế
Đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém
10:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi tài chính cho công nghiệp bán dẫn
15:47 | 14/12/2024 Kinh tế
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
15:56 | 13/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
Hải quan An Giang đưa ra nhiều lưu ý giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics