Vì sao kinh tế Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng vượt mức?
Phục hồi nhanh hơn dự kiến
Tại buổi họp báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam diễn ra ngày 21/9, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2022, và tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh môi trường toàn cầu có nhiều thách thức. Kinh tế phục hồi ổn định nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô vững mạnh là điều kiện quan trọng nhất để giúp cho Việt Nam phục hồi và tăng trưởng nhanh. So với một số nước, kể cả những nước phục hồi và tăng trưởng tốt, nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô không ổn định và chắc chắn như Việt Nam. Đây chính là lý do trong bảng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất ở châu Á - Thái Bình Dương được nâng cấp trong khi các nền kinh tế khác hoặc bị hạ xuống hoặc giữ nguyên.
Theo ADB, di chuyển trong nước trở lại hoàn toàn bình thường và việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại do đại dịch Covid-19 đối với khách nước ngoài sẽ thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2022, là động lực tăng trưởng cho ngành dịch vụ.
Đặc biệt, chính sách tiền tệ thận trọng của Việt Nam và việc kiểm soát giá hiệu quả, đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu, giúp kiềm chế lạm phát ở mức 3,8% năm 2022 và 4 % năm 2023, không thay đổi so với dự báo đã đưa ra trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vào tháng 4/2022.
Ngoài ra, đầu tư tăng, lạm phát được kiểm soát và các điều kiện tài khóa và tiền tệ mở rộng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phục hồi kinh tế đang diễn ra trong năm 2022. Cũng theo ADB, mặc dù căng thẳng về địa - chính trị toàn cầu và các điều kiện tài chính thắt chặt tiếp tục hạn chế dòng vốn FDI chảy vào trong năm 2022 nhưng giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tăng mạnh do các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng; đồng thời hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.
Triển vọng kinh tế Việt nam sẽ đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Ảnh: T.D |
Dự báo tăng trưởng 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023
Theo chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam Nguyễn Minh Cường, mặc dù các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 đã được nới lỏng, làm thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và đầu tư trong khu vực, nhưng ADB vẫn cảnh báo về những "sóng gió toàn cầu" đối với sự hồi phục khi giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao cùng với đó là các đợt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới.
Các chuyên gia kinh tế ADB nhận định triển vọng kinh tế Việt nam sẽ đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao tại Mỹ và Liên minh châu Âu làm gia tăng áp lực lạm phát trong nước, và tình trạng thiếu hụt lao động dự kiến sẽ tác động tới sự phục hồi của các ngành dịch vụ - sản xuất hàng xuất khẩu. Việc các ngân hàng trung ương trên thế giới thắt chặt điều kiện tài chính cũng có tác động xấu với điều kiện kinh tế tài chính Việt Nam. Ngoài ra, các yếu tố khó kiểm soát như tình hình bùng dịch Covid-19 và khả năng xảy ra một đợt tăng giá dầu, cũng được dự báo sẽ mang lại những hệ quả khó đong đếm trong triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, một yếu tố trong nước cũng đang hiện hữu gây trở ngại cho phát triển kinh tế là việc chậm thực hiện đầu tư công và các khoản chi xã hội. ADB nhận định đây là sự chậm trễ có tính hệ thống đã tồn tại từ đầu năm nay và sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam nếu không được giải quyết nhanh chóng.
Đối với Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và 2023 đều được ADB giữ nguyên trong 3 Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á gần nhất. Theo đó, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay và tăng 6,7% trong năm tới. Với chính sách tiền tệ thận trọng và việc kiểm soát giá hiệu quả, đặc biệt trong mặt hàng xăng dầu, lạm phát ở Việt Nam sẽ ở mức 3,8% trong năm nay và 4% trong năm sau, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4.
Như vậy, với mức dự báo tăng trưởng như trên, Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.
ADB dự báo Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, giảm nhiều so với mức dự báo tăng trưởng 4% đưa ra hồi tháng 7 và 5% đưa ra hồi tháng 4. Trong năm 2023, ADB dự báo Trung Quốc tăng trưởng 4,5%, so với mức dự báo tăng 4,8% đưa ra hồi tháng 7. |
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK