Vì sao dệt may Trung Quốc thành công?
Ở một số nước phát triển về dệt may như Indonesia, Mexico…, doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn cho nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở các nước này đều có khó khăn chung như khó vay vốn, khó tiếp cận tín dụng, thiếu lao động, tăng lương…
Chia sẻ thêm về vấn đề này tại hội thảo "APEC thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may", ông Liu Yaozhong, Phó trưởng ban hợp tác quốc tế Hiệp hội Dệt may Trung Quốc cho biết: “Ngoài những nguyên nhân trên chúng tôi còn gặp khó khăn khi thế hệ trẻ không muốn làm trong ngành dệt may, dù đã đưa mức lương cao lên”.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2012-2015, tình trạng thiếu bông, thậm chí có lúc giá bông cao là rào cản đối với doanh nghiệp ngành dệt may Trung Quốc. Điều này đã đẩy giá thành phẩm hàng dệt may cao hơn, gây khó khăn lớn hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô sản xuất nhỏ.
Song theo ông Liu Yaozhong, doanh nghiệp dệt may Trung Quốc vẫn có thể phát triển nhờ có sự hỗ trợ lớn từ các địa phương. Theo chia sẻ của vị này, Trung Quốc có nhiều cụm công nghiệp và doanh nghiệp ở những cụm công nghiệp này được chính quyền địa phương hỗ trợ về marketing, tổ chức triển lãm ngành dệt may, đặc biệt Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy, nâng cấp cải tiến công nghệ. Đáng chú ý, chính quyền địa phương còn có kế hoạch phát triển ngành dệt may, sau đó xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu địa phương.
Với những chia sẻ trên, ông Alberto Saracho, Giám đốc ban phát triển kinh tế Công ty tư vấn C-230 (Mexico) đặt vấn đề “làm sao để Chính phủ Trung Quốc và chính quyền địa phương đặt sự tin tưởng vào doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may trong khi ở Mexico Chính phủ luôn "phàn nàn" về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa không sẵn sàng cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu?”.
Ông Liu Yaozhong cho biết, chính quyền địa phương ở Trung Quốc ủng hộ việc thành lập cụm công nghiệp bởi ngành dệt may được coi là ngành trụ cột cho kinh tế địa phương này. Lãnh đạo các địa phương đều muốn tăng trưởng GDP trong khi dệt may là nguồn chính tạo nên sự tăng trưởng của GDP.
Do vậy, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện bằng cách lập văn phòng tại địa phương để điều phối và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may phát triển.
“Văn phòng này làm nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp từ đó có những hoạch định, khuyến nghị chính sách, xây dựng chính sách hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Liu Yaozhong giải thích thêm.
Tất nhiên, theo vị này, vẫn cần có sự hỗ trợ đáng kể từ Chính phủ khi đưa ra chính sách, khung khổ chung để địa phương có chính sách của riêng mình.
Thêm nữa, ông Liu Yaozhong cho rằng, để phát triển ngành dệt may hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc cần ký nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi vấn đề thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu rất quan trọng.
Tin liên quan
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics