VEPR nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 3,8%
|
Các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
Theo các chuyên gia đến từ VEPR, trong quý 2/2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng kinh tế dương, đạt 0,36%, trong khi CPI bình quân giảm do giá xăng dầu trong nước giảm mạnh.
PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR nhấn mạnh, tăng trưởng các ngành kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19.
Đơn cử, quý 2 khu vực dịch vụ giảm 1,76% so với cùng kỳ 2019, nhưng tăng 9,59% so với quý 1. Khu vực này phục hồi tương đối và đạt tăng trưởng tốt so với quý 1 sau khi lệnh giãm cách xã hội kết thúc.
Tuy nhiên, ngành nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng yếu, ở mức 1,72% do Dịch tả lợn châu Phi và hạn mặn ảnh hưởng làm sản lượng nông nghiệp không tăng nhiều. Ngành thủy sản gặp khó khăn do vẫn chưa gỡ được "thẻ vàng" của EU, trong khi đó, xuất khẩu nông sản giảm mạnh do dịch Covid-19.
Ông Phạm Thế Anh cũng lưu ý, khu vực vông nghiệp và xây dựng tăng 1,38%, trong đó ngành khai khoáng và sản xuất phân phối điện thu hẹp so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, khai khoáng trong quý 2 giảm 6,35%, tính chung nửa đầu năm giảm 5,4% do sản lượng khai thác giảm.
Đặc biệt, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,8%, thấp hơn nhiều so với quý trước, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,3%, giảm gần 3 lần so với con số tăng trưởng của quý trước. Chỉ số tồn kho bình quân tăng cao theo đà từ năm 2018, lên tới 26,7% và tăng trưởng chất lượng tiếp tục giảm.
Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, nhìn chung, so với các nước khác, kinh tế Việt Nam ổn định hơn nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, Dịch tả lợn châu Phi chưa được kiểm soát hoàn toàn và dịch bệnh bạch hầu mới xuất hiện.
Dự báo hai kịch bản tăng trưởng
Về triển vọng kinh tế của Việt Nam từ nay đến cuối năm 2020, các chuyên gia của VEPR cho biết, những yếu tố có thể hỗ trợ tăng trưởng đến từ kỳ vọng của EVFTA vừa được hoàn tất việc ký kết, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi, làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung và tận dụng ưu đãi đầu tư từ Việt Nam...
Bên cạnh đó là môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức trung bình, tạo điều kiện cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, trong hai kịch bản VEPR đưa ra, kịch bản cơ sở là kịch bản thuộc khả năng cao, theo đó GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 3,8%. Trong kịch bản bất lợi, GDP sẽ tăng 2,2%.
Bình luận về các kịch bản, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng VEPR cho rằng, ở kịch bản cơ sở, khả năng dịch bệnh, sự cản trở chuỗi cung ứng cũng như khách hàng, đối tác chính của Việt Nam còn nhiều vấn đề phải vượt qua trong nửa cuối năm. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục duy trì tình hình kiểm soát dịch bệnh như hiện nay, nghĩa là không có những đột biến bất lợi cho Việt Nam thì tăng trưởng sẽ đạt được mức 3,8%.
Còn trong điều kiện không kiểm soát được dịch bệnh cả trên thế giới cũng như việc Việt Nam mở cửa đón khách nước ngoài hoặc Việt kiều về nước, chúng ta có thể gặp phải những vấn đề về bệnh dịch và phải có biện pháp ngăn chặn, đó là những điều bất lợi hơn nhiều. Trong bối cảnh đó, kinh tế của Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức hơn 2%.
“Ngay cả với kịch bản này thì so với các nước, kinh tế Việt Nam vẫn đặt mức tăng trưởng dương, điều này rất đáng mừng”, ông Thành nói.
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
15:09 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics