Vay qua "app" 8 triệu đồng, sau 3 tháng nợ 200 triệu đồng
Chỉ có tín dụng minh bạch mới đẩy lùi được tín dụng đen | |
Tín dụng đen: Chuyện cũ nhưng nhiều nạn nhân mới | |
Làm thế nào để đẩy lùi tín dụng đen tại nông thôn? |
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy bày tỏ bức xúc về tình trạng tín dụng đen tại phiên thảo luận |
Lãi suất "cắt cổ", đòi nợ tàn khốc
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đánh giá, tình hình tín dụng đen truyền thống đã được phần nào hạn chế trong thời gian qua. Tuy nhiên, gần đây lại nổi lên tình trạng cho vay qua mạng hay còn gọi cho vay qua các app điện thoại, trong đó, nhiều app cho vay với lãi suất "cắt cổ".
Trong khi đó, thủ đoạn đòi nợ tàn khốc hơn rất nhiều so với hình thức tín dụng đen truyền thống.
Qua theo dõi tình hình, bà Thủy đã dẫn ra 4 vấn đề cụ thể đối với tình trạng tín dụng đen kiểu mới này.
Thứ nhất, về thủ tục cho vay, chỉ cần gõ từ khóa vay trực tuyến hoặc vay qua app lập tức sẽ hiện lên hàng loạt địa chỉ cho vay. Loại hình cho vay này đơn giản, nhanh chóng, không cần gặp mặt hay thế chấp tài sản.
Thứ hai, đặc điểm của loại hình cho vay này là số tiền cho vay nhỏ và thời gian cho vay ngắn (khoảng 1 tuần). Tuy nhiên, trên thực tế, người vay chỉ nhận được 2/3 số tiền trên hợp đồng vay. 1/3 còn lại sẽ bị giữ để trừ vào các khoản lãi và phí các loại dịch vụ.
Hết 1 tuần, nếu người vay không trả được nợ, nhân viên của app này tiếp tục giới thiệu các app mới để người vay tiếp tục vay của app sau trả cho app trước.
"Hiện đã có hàng chục nghìn người dính bẫy tín dụng đen kiểu mới này với số nợ lên tới hàng trăm triệu đồng mặc dù ban đầu chỉ vay vài triệu để tiêu dùng. Có những nạn nhân tâm sự, ban đầu chỉ vay 8 triệu của 2 app, nhưng với việc vay app sau trả app trước, sau 3 tháng, đến nay phải "gánh" khoản nợ hơn 200 triệu của 64 app. Đồng thời, số lãi và phạt tăng theo cấp số nhân hàng ngày", bà Thủy nói.
Thứ ba, cách đòi nợ của các app cho vay, theo nhận xét của đại biểu Nguyễn Thị Thủy là tàn khốc hơn tín dụng đen ngoài đời, đòi nợ bằng cách khủng bố tinh thần người vay.
"Ban đầu, các app này cho nhân viên sử dụng lời lẽ thô tục, độc ác liên tục gọi điện cho người vay, gia đình và những người trong danh bạ điện thoại của người vay để gây sức ép trả nợ. Có những người không chịu được áp lực phải tìm đến cái chết như ở Kiên Giang, Tiền Giang và Tây Ninh thời gian qua", bà Thủy dẫn chứng.
Thứ tư, về thủ đoạn lách luật, theo quy định tại điều 201 của Bộ luật Hình sự, một trong những yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi đó là vượt mức trần mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các đối tượng này lách luật bằng cách luôn để lãi suất ở mức đúng quy định còn lại dồn vào tiền phạt vi phạm và tiền phí.
Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Công an thông tin đầy đủ các thủ đoạn của loại tội phạm này để người dân chủ động phòng tránh.
Bên cạnh đó, các cơ quan tố tụng Trung ương khẩn trương tổng kết những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý đối với hành vi này và kiến nghị Quốc hội sửa các quy định pháp luật có liên quan.
Với Ngân hàng Nhà nước, bà Thủy kiến nghị nghiên cứu có các khoản vay nhỏ với thủ tục xét duyệt vay nhanh chóng thuận lợi để giúp người dân có nhu cầu tiếp cận được các khoản tín dụng này.
Lỏng lẻo phối hợp trong xử lý nợ xấu
Bên cạnh tín dụng đen, một vấn đề nữa được các đại biểu Quốc hội khá quan tâm trong phiên thảo luận là xử lý nợ xấu.
Phân tích sâu vào câu chuyện thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng khi thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42), đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) nhìn nhận, sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã đạt được kết quả tích cực.
Nhiều giải pháp tại Nghị quyết đã hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. Về cơ bản, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố liên quan đều tham gia giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng Nghị quyết 42.
Toàn cảnh phiên thảo luận |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm phối hợp với ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, đặc biệt là thu giữ tài sản bảo đảm vì cho rằng việc xử lý nợ xấu là của ngân hàng.
Những đơn vị này mới chỉ tham gia vào quá trình chứng kiến và ký tên vào biên bản làm việc, hoặc công an xã tham gia vào việc bảo đảm an toàn, an ninh trật tự trong quá trình thu giữ nhưng không thực hiện cưỡng chế khi khách hàng chống đối. Điều này đã và đang phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 42.
"Trong thời gian tới, tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng triển khai hiệu quả Nghị quyết 42, nhất là chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền các cấp địa phương giải quyết dứt điểm khó khăn vướng mắc về cơ chế cũng như trong qua trình thực hiện, hỗ trợ tối đa các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ", đại biểu Bùi Thanh Tùng nói.
Tin liên quan
Agribank muốn thêm vốn, ngân hàng cần pháp lý cho xử lý nợ xấu
11:06 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng tiêu dùng có xu hướng gia tăng
19:59 | 18/07/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics