“Vá” hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi
Ảnh minh họa: NT |
Nguy cơ trở thành nước siêu nhập khẩu
Liên quan tới kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu, các đơn vị gồm: Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam phản ánh, so với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt, trứng gia cầm, ngành chăn nuôi Việt Nam phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu.
Cho biết rõ hơn về tình trạng này, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, nhập siêu sản phẩm chăn nuôi đang có chiều hướng tăng cao. Trong đó, lượng thịt lợn nhập ngoại năm 2023 đã tăng tới 85% so với cùng kỳ năm 2022, thịt trâu bò cũng tăng 56%, còn lượng thịt gia cầm vẫn nhập trên 200.000 tấn (tương đương năm 2022).
Điều này khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay trên "sân nhà", gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Vì sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chính ngạch hiện nay, phần lớn là thứ phẩm mà ở các nước họ ít dùng làm thực phẩm, như: đầu, cổ cánh, tim cật, lòng mề, gà đẻ và bò sữa thải loại... chưa kể đó còn là các loại thực phẩm đã gần hết hạn sử dụng nên có giá rất rẻ, chỉ bằng ½ giá trong nước cùng loại khi nhập về. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi cũng làm mất cơ hội và động lực đầu tư của doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước và về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia. Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, dự báo chỉ 3- 5 năm tới khi các dòng thuế quan các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0% thì Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
“Đây có thể là một ngoại lệ diễn ra quá nhanh so với nhiều nước trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vì vậy Nhà nước cần có chính sách và thời gian để người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước có thể thích nghi được”, các hiệp hội trên nhấn mạnh.
Cần có biện pháp để tăng sức cạnh tranh
Bên cạnh những khó khăn về áp lực cạnh tranh khi nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi, các hiệp hội chăn nuôi còn nêu thêm một khó khăn cho việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật Thuế GTGT sửa đổi năm 2016, các sản phẩm chăn nuôi như trứng gia cầm được làm sạch, đóng gói; thịt gia súc gia cầm sau giết mổ, làm mát, cấp đông... nếu do các doanh nghiệp, HTX mua bán, trao đổi với nhau thì được miễn thuế GTGT 5%, nhưng nếu các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh bán mặt hàng này cho người dân, hộ kinh doanh cá thể thì phải chịu thuế 5%. Quy định này đang gây rất nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước. Lý do là ở Việt Nam, phần lớn các sản phẩm chăn nuôi chưa qua chế biến đang được tiêu thụ tại các hộ kinh doanh cá thể và trong các chợ truyền thống. Các sản phẩm chăn nuôi qua sơ chế, giết mổ công nghiệp phát sinh nhiều chi phí so với giết mổ thủ công (vấn đề đang gây quá nhiều rủi ro về dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường) nhưng lại phải cộng thêm 5% thuế GTGT, sẽ không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm chăn nuôi trôi nổi không được kiểm soát chất lượng, an toàn, thuế và với các sản phẩm chăn nuôi cùng loại nhập khẩu, như thịt đông lạnh, gà nguyên con không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
Trong khi đó, hiện nay trong chuỗi sản xuất chăn nuôi của nước ta, khâu yếu nhất chính là giết mổ và chế biến. Vấn đề này nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, dây chuyền thiết bị hiện đại, tốn kém, như: DABACO, Masan, Visan, C.P... nhưng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sản lượng sản xuất thực tế chỉ chiếm trên dưới 30% công suất thiết kế. Nguyên nhân chính của những tồn tại này là chúng ta chưa kiểm soát được hoạt động giết mổ thủ công về điều kiện sản xuất, kinh doanh là trở ngại cho hoạt động này của các doanh nghiệp, HTX.
Do vậy, để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam, các hiệp hội chăn nuôi kiến nghị Chính phủ và Quốc hội cho chỉnh sửa nội dung này trong Luật Thuế GTGT. Trong thời gian chờ sửa Luật, đề xuất tạm dừng chưa thực hiện quy định này đối với các sản phẩm chăn nuôi.
Kiến nghị về các chính sách đối với nhập khẩu chính ngạch, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, cần khẩn trương xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các chính sách thương mại để hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm chăn nuôi. Trong đó có vấn đề tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và hạn chế thấp nhất số lượng các cửa khẩu được phép nhập khẩu vật nuôi sống vào Việt Nam, như kinh nghiệm của các nước trên thế giới, điển hình là Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang làm rất có hiệu quả. Ví dụ, họ đưa ra các yêu cầu về xử lý nhiệt lạnh với công nghệ phức tạp, chi phí cao hay mỗi nước trung bình chỉ cho phép có từ 3-5 cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không là được phép nhập khẩu vật nuôi sống mà thôi. Trong khi Việt Nam chúng ta đang có tới trên 30 cửa khẩu các loại được phép nhập khẩu vật nuôi sống vào trong nước.
Đối với nhập khẩu tiểu ngạch, cấm tất cả mọi hình thức nhập khẩu và sử dụng các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu theo hình thức này, vì sản phẩm chăn nuôi trong nước chúng ta đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra Việt Nam có đường biên giới dài, các nước xung quanh chưa phải là những nước có công tác thú y, kiểm soát tốt dịch bệnh.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics